Nhân viên hiện trường (Operations) là vị trí được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ ở các công ty dịch vụ Forwarder, Logistics mà cả những công ty sản xuất thương mại cũng có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều. Vậy công việc của một nhân viên hiện trường phải làm là gì? Nếu bạn đang quan tâm tới nghề này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta về góc nhìn toàn cảnh nhé.
Nhân viên hiện trường (Operations) là vị trí được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ ở các công ty dịch vụ Forwarder, Logistics mà cả những công ty sản xuất thương mại cũng có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều. Vậy công việc của một nhân viên hiện trường phải làm là gì? Nếu bạn đang quan tâm tới nghề này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta về góc nhìn toàn cảnh nhé.
Trước khi tìm hiểu công việc của nhân viên hiện trường, chúng ta cần phải hiểu nhân viện hiện trường là ai? Theo tìm hiểu, nghề nhân viên hiện trường là những người đảm nhiệm công việc giao nhận các loại chứng từ, các thủ tục cần thiết để hàng hóa được lưu thông một cách suôn sẻ nhất.
Hiện nay, vị trí nhân viên hiện trường được tuyển dụng khá nhiều và đây cũng là vị trí quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
– Tiếp nhận thông tin lô hàng từ nhân viên mua hàng
– Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cho các đối tác và từng mặt hàng cụ thể.
– Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ và làm các thủ tục xin kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu.
– Chuẩn bị chứng từ, hồ sơ khai báo hải quan tại các cửa khẩu. Khai báo hải quan điện tử trên Ecus-Vnaccs cho các đơn hàng của công ty và làm các thủ tục lấy hàng tại các cửa khẩu.
– Phối hợp cùng với các bộ phận và các đơn vị vận tải để giao nhận hàng hóa và theo dõi quá trình giao nhận hàng tại hiện trường
– Bàn giao chứng từ cho nhân viên mua hàng và báo cáo tình hình xuất nhập khẩu
– Các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
– Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các ngành: Logistics, XNK, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế – Kinh nghiệm tối thiểu 1 năm. Ứng viên có kinh nghiệm giao nhận trong lĩnh vực thực phẩm là 1 lợi thế.
– Am hiểu về Incoterm, Luật thương mại trong giao dịch mua bán quốc tế.
– Hiểu biết về thủ tục hải quan nhập khẩu và luật hải quan.
– Tiếng Anh thương mại: nghe, nói, đọc, viết tốt.
– Năng động, nhiệt tình trong công việc.
– Chịu khó, trung thực, cẩn thận, giao tiếp tốt – Sức khỏe tốt.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, tự tin, chăm chỉ, cẩn thận.
– Mức lương: 08-12 triệu (Tùy theo năng lực ứng viên).
– Môi trường làm việc năng động trẻ trung, vui vẻ, sếp tâm lý.
– Phụ cấp ăn trưa theo quy định
– Hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi theo quy định Nhà nước và Công ty: BHXH, BHYT, BHTN sinh nhật, hiếu, hỉ, ngày quốc tế phụ nữ, 30/4, du lịch năm, thưởng tháng lương thứ 13…..
– Làm việc trong môi trường trẻ, năng động, cơ hội thăng tiến cao.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng những thông tin trên đây hữu ích, giúp các bạn hiểu được công việc của nhân viên hiện trường cần phải làm gì và cân nhắc cho quyết định trong công việc tương lai.
Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường đã chọn.
Nguồn: Thành Vinh – Biên tập viên
Mục đích của việc học tiếng Anh là động lực, cơ hội tốt mà mọi người đầu tư thời gian vào học tiếng Anh để nâng cao khả năng thành công để làm việc, đi du lịch thế giới và giao tiếp với mọi người.
Xác định được mục đích của việc học tiếng Anh sẽ giúp bạn có nhiều khả năng đạt được thành công cao hơn và tiết kiệm được công sức và thời gian.
Mục đích của việc học tiếng Anh là:
Có cơ hội việc làm tốt hơn ở mọi lĩnh vực, được hợp tác với các công ty nước ngoài.
Được đi du học, tham quan nhiều nước và học hỏi được nhiều hơn.
Để xem các tác phẩm nổi tiếng thế giới, nghe nhạc và xem chương trình tiếng Anh.
Để lấy chồng nước ngoài và định cư.
Để giao lưu kết bạn và tìm hiểu văn hóa thế giới.
Đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn tiếng Anh và có chứng chỉ tiếng Anh.
Cách đặt ra mục đích của việc học tiếng Anh:
Xác định được mục tiêu học tiếng Anh.
Chia ra thành nhiều mục tiêu nhỏ và thực hiện theo thứ tự.
Theo dõi mục tiêu và đánh dấu khi đã thực hiện xong.
Học tiếng Anh cần trau dồi liên tục.
Bài viết mục đích của việc học tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.
Trong tiếng Anh, trợ giảng là Teaching assistant, thường được viết tắt là TA. Trợ giảng là người hỗ trợ, đóng vai trò như một trợ lý cho giảng viên hoặc giáo viên đứng lớp chính trong buổi học.
Như vậy, có thể hiểu trợ giảng tiếng Anh chính là người hỗ trợ cho các giảng viên/giáo viên (thường là người nước ngoài) trong các lớp học tiếng Anh. Họ chính là sợi dây liên kết giữa giáo viên và học viên trong mỗi buổi học.
Nhưng thực tế, công việc của trợ giảng Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở công tác hỗ trợ giáo viên trong buổi học, mà họ còn là người giúp giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, quản lý lớp, theo dõi và hỗ trợ học viên, phụ huynh xuyên suốt thời gian học.
Trợ giảng tiếng Anh là ai? Công việc của trợ giảng tiếng Anh là gì?
Công việc của trợ giảng tiếng Anh là gì?
Hỗ trợ giảng viên trong buổi học
- Vì tính chất công việc, trợ giảng tiếng Anh phải làm việc trực tiếp với các giáo viên nước ngoài và trở thành phiên dịch viên của họ. Bạn có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên truyền tải kiến thức, bài giảng đến học viên.
- Bên cạnh đó, trợ giảng có thể trực tiếp đứng lớp, triển khai các nội dung giảng dạy theo yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên, để đứng lớp giảng dạy, bạn cần phải tham khảo nội dung và chương trình đào tạo của khóa học.
- Ngoài những công việc kể trên, trợ giảng tiếng Anh còn hỗ trợ giáo viên đứng lớp bấm slide, sắp xếp tài liệu, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy,...
- Thông thường, giáo viên sẽ là người quản lý số lượng học viên trong lớp. Tuy nhiên, đối với các trung tâm ngoại ngữ thì người quản lý lớp học lại là trợ giảng.
- Trong vai trò trợ giảng tiếng Anh, bạn có trách nhiệm điểm danh số lượng học viên trong lớp, bạn phải nắm được tổng sĩ số lớp học, có bao nhiêu học viên đi học, bao nhiêu học viên vắng mặt.
- Ngoài ra, bạn còn phải theo dõi tình hình học tập nhằm đánh giá năng lực của từng học viên, từ đó kịp thời thông báo với giáo viên, ban quản lý và phụ huynh để có những thay đổi kịp thời. Việc bạn quản lý học viên có tốt hay không sẽ phản ánh chất lượng của trung tâm.
- Vì sự khác biệt về ngôn ngữ nên các học viên thường có thói quen hỏi trợ giảng thay vì giáo viên nước ngoài. Đó là lý do bạn phải trực tiếp giải đáp thắc mắc cho học viên trong mỗi buổi học.
- Những thắc mắc có thể liên quan đến bài học hoặc các kiến thức bên ngoài. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị kiến thức chuyên môn và kiến thức bên ngoài thật tốt, đặc biệt là khi bạn làm việc ở các trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo
- Mặc dù không phải là người trực tiếp đứng lớp nhưng cũng là người tham gia vào quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, không phải giáo viên nước ngoài nào cũng có kỹ năng nghiên cứu chương trình đào tạo. Trong khi bộ phận quản lý trung tâm lại không phải là người tiếp xúc trực tiếp với học viên.
- Cũng chính vì những điều này mà trợ giảng tiếng Anh trở thành người duy nhất của trung tâm ngoại ngữ hiểu rõ năng lực và có thể đánh giá trình độ học tập của từng học viên. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu bài giảng và phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập. Thậm chí, bạn có thể ý kiến hoặc đề xuất sửa đổi nếu cảm thấy phương pháp dạy học không phù hợp.
- Hơn hết, trung tâm hoặc nhà trường có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu chương trình đào tạo để đánh giá năng lực của bạn. Nếu nghề giáo là mục tiêu của bạn trong tương lai, thì đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân.
Thực hiện một số công việc khác
- Ngoài những công việc chính được đề cập ở trên, trợ giảng tiếng Anh còn thực hiện những công việc sau đây:
+ Giao bài tập về nhà cho học viên, hỗ trợ học viên hoàn thành bài tập đầy đủ.
+ Chuẩn bị các bài kiểm tra đầu vào, kiểm tra định kỳ.
+ Chấm điểm bài tập, bài kiểm tra.
+ Tham gia các buổi họp phụ huynh, giải đáp thắc mắc của phụ huynh về tình hình học tập của học viên.
+ Đảm bảo học viên tuân thủ các quy định của trung tâm, nhà trường.