Quốc Phòng 11 Cánh Diều Bài 3

Quốc Phòng 11 Cánh Diều Bài 3

Câu hỏi 1. Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Câu hỏi 1. Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

II. PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

LƯỢC ĐỒ TƯ DUY VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (CNC)

IV. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

- Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; biết bảo vệ mật khẩu, khoá mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ của bản thân.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trường tổ chức.

- Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hướng dẫn của nhà trường; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.

- Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trường, cộng đồng tổ chức.

III. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

LƯỢC ĐỒ TƯ DUY VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN (PCTN) XÃ HỘI

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM

- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.

- Giết người, cố ý gây thương tích

- Cướp tài sản, trộm cắp tài sản

- Mua bán trái phép chất ma túy

- Tổ chức đua xe trái phép, đánh bạc, tổ chức đánh bạc,...

* Cách thức hoạt động phổ biến của các loại tội phạm

- Cấu kết thành các băng nhóm, tổ chức để hoạt động.

- Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện trong hoạt động phạm tội.

- Hoạt động mang tính lưu động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, xuyên quốc gia và có tính chất quốc tế.

- Sử dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động phạm tội.