Mùa Hè Ở Việt Nam Có Nóng Không

Mùa Hè Ở Việt Nam Có Nóng Không

Khi tìm hiểu về nước Đức, nhiều người thắc mắc mùa hè ở Đức có nóng không. Bên cạnh đó là thời gian mùa hè kéo dài trong bao lâu. Cùng EduGo tìm hiểu về khí hậu nước Đức trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đặt chân đến đất nước này nhé.

Khi tìm hiểu về nước Đức, nhiều người thắc mắc mùa hè ở Đức có nóng không. Bên cạnh đó là thời gian mùa hè kéo dài trong bao lâu. Cùng EduGo tìm hiểu về khí hậu nước Đức trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đặt chân đến đất nước này nhé.

Thông tin tổng quan về khí hậu nước Đức

Khác với kiểu khí hậu nhiệt đới tại nhiều nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước Đức có kiểu khí hậu ôn đới. Vì vậy, khí hậu ở đây không có sự chênh lệch quá lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm. Đây cũng là kiểu khí hậu đặc trưng của các nước ở khu vực Trung Âu.

Khí hậu tại Đức cũng có sự phân hóa thành 4 mùa rõ rệt với nền nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, Đức nằm trong vùng ôn đới lạnh giữa Đại Tây Dương và vùng khí hậu nóng ở lục địa phía Đông. Do đó, khí hậu sẽ có sự khác nhau giữa các khu vực. Cụ thể:

▪ Tây Đức có khí hậu ôn hòa, đặc trưng là mùa hè ấm áp và có mưa nhiều. Các thành phố ở khu vực Tây Đức như Frankfurt và Offenbach sẽ có khí hậu nóng nhất.

▪ Phía bờ biển Bắc và khu vực nội địa có mùa hè và mùa đông ôn hòa, nhiều bão.

▪ Tây Nam Đức có kiểu khí hậu cận nhiệt ấm áp, nền nhiệt trung bình thường cao hơn phía Tây Đức.

▪ Lục địa Đông Nam Đức lại có khí hậu tương đối khô. Mùa hè ở đây nóng nực, mùa đông lạnh và có tuyết rơi nhiều.

Điều khác biệt của khí hậu tại Đức và nhiều quốc gia khác là lượng mưa dàn trải đều trong năm. Lượng mưa tại Đức không tập trung vào một mùa. Bởi vậy, dù mùa hè hay mùa đông thì khi sinh sống tại Đức, các bạn cũng dễ gặp những cơn mưa giông lớn kéo đến bất chợt.

Giải đáp mùa hè ở Đức có nóng không?

Mùa hè ở Đức có nóng không còn tùy thuộc vào khu vực sinh sống bởi kiểu phân hóa khí hậu đặc trưng ở Đức. Nhìn chung, mùa hè tại Đức cũng sẽ nóng tương đương như ở Việt Nam. Nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 36 – 38 độ. Dù nền nhiệt cao nhưng không bị oi bức, nóng nực như kiểu khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn. Nhiệt độ buổi tối có thể giảm xuống chỉ còn 20 – 28 độ. Vì vậy, đa phần người Đức đều sử dụng quạt để làm mát thay vì sử dụng điều hòa.

Mùa hè ở Đức thường kéo dài 3 tháng từ tháng 6 – 8. Thời gian nóng nhất là tháng 7 nhưng đến tầm giữa tháng 8. Khi tiết trời chuyển thu sẽ khá mát mẻ và dễ chịu. Nhiều người khi mới đến Đức lần đầu sẽ bị bất ngờ khi thấy qua 8 – 9h tối mà vẫn còn mặt trời. Vào mùa hè ở Đức, thời gian ban ngày rất dài. Mặt trời mọc từ 5h sáng cho đến 10 – 11h đêm mới lặn. Khoảng thời gian này người dân sẽ có nhiều thời gian rảnh dành cho các hoạt động ngoài trời hơn.

Chương trình du học nghề Đức với kỳ tuyển sinh chính vào mùa hè hàng năm

Những bạn đang quan tâm đến chương trình du học nghề Đức có thể cập nhật thông tin trên website edugo.vn. Du học sinh hệ đào tạo nghề sẽ được miễn toàn bộ học phí trong 3 – 3,5 năm học nghề. Bạn hưởng lương thực hành nghề hàng tháng lên đến 1300 Euro. Hiện tại, các chương trình du học nghề Đức hot có thể kể đến như: Điều dưỡng, Cơ khí điện tử, Bán hàng, Lái tàu điện,… Đây đều là những ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm cùng mức thu nhập tốt trong tương lai.

Lựa chọn chương trình phù hợp, thích nghi tốt với văn hóa Đức giúp bạn rộng mở cánh cửa tương lai. Đặc biệt, đối với các bạn du học sinh đó là làm quen cùng khí hậu CHLB Đức. Những khác biệt giữa thời tiết Đức & Việt Nam có thể khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe, tinh thần.

˃˃˃ Tham khảo bài viết dưới đây:

Tìm hiểu về thời tiết bốn mùa tại Đức và câu trả lời cho câu hỏi “Nước Đức có lạnh không?”

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc mùa hè ở Đức có nóng không. Nhìn chung nhiệt độ mùa hè tại đây chỉ tương đương với nền nhiệt tại Việt Nam. Bởi vậy, các bạn đang có ý định đi du nghề tại Đức không cần quá lo lắng về thời tiết. Khí hậu ở Đức sẽ không quá khó để các bạn có thể thích nghi.

Ngày 30-6, Reuters đưa tin, bang Oregon (Mỹ) đã ghi nhận 63 trường hợp tử vong do nắng nóng, trong đó có 45 ca ở hạt Multnomah kể từ ngày 25-6. Các nhân viên giám định y tế xác nhận nguyên nhân sơ bộ gây tử vong là tăng thân nhiệt. Trước đó, trong giai đoạn 2017-2019, bang Oregon chỉ ghi nhận tổng cộng 12 ca tử vong do nguyên nhân này. Cơ quan Y tế bang Oregon cho biết, các bệnh viện ở đây đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân bị nhiệt miệng trong những ngày gần đây. “Cuộc khủng hoảng sức khỏe trầm trọng này đã cho thấy nắng nóng cực độ có thể gây chết người như thế nào”, Tiến sĩ Jennifer Vines, quan chức y tế hạt Multnomah nhận định. Tại bang Washington, số ca nhập viện liên quan đến nắng nóng cũng tăng vọt.

Trong khi đó, Canada cũng phải “oằn mình” trước nắng nóng khắc nghiệt. Tại tỉnh British Columbia, có ít nhất 486 trường hợp tử vong đột ngột được báo cáo trong vòng 5 ngày qua. Theo AFP, miêu tả về cái nóng ở Canada, ông David Phillips, nhà khí hậu học tại cơ quan Môi trường và Biến đổi khí hậu (BĐKH) Canada cho biết: “Đó là cái nóng của sa mạc, rất khô và nóng. Canada là quốc gia lạnh thứ hai trên thế giới và tuyết rơi nhiều nhất. Chúng tôi thường thấy thời tiết lạnh giá và bão tuyết tại đây, nhưng không mấy khi chúng tôi nói về thời tiết nóng bức như thế này”. Ông Phillips cho rằng BĐKH đã dẫn đến sự khắc nghiệt của đợt nắng nóng này.

BĐKH đang làm các mốc nhiệt độ cao kỷ lục xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Bà Kristie Ebi, Giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) chuyên nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu nhấn mạnh: “Từ các bằng chứng trên khắp thế giới, chúng tôi hiểu rằng, BĐKH đang làm gia tăng tần suất, cường độ và thời gian của các đợt nắng nóng kéo dài”. Tại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, BĐKH đang dẫn đến "sự kết hợp nguy hiểm của nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán kéo dài" và cảnh báo Mỹ đã chậm trễ trong việc chuẩn bị ứng phó với cháy rừng trong năm 2021. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã dành một bài phát biểu tại thủ đô Ottawa trong ngày 30-6, để tưởng nhớ những người đã chết vì nắng nóng, đồng thời bày tỏ lo ngại trước nguy cơ hỏa hoạn và cháy rừng khi nhiệt độ chưa có dấu hiệu hạ xuống. “Chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều kiểu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác nhau trong những năm qua. Chúng ta cần phải biết rằng đây sẽ không phải là đợt nắng nóng cuối cùng”, ông Trudeau lưu ý.

Tại khu vực Tây Bắc Mỹ, nhiệt độ ở hai bang Washington và Oregon đã tăng vọt lên 38oC vào cuối tuần qua. Thành phố Portland thuộc bang Oregon ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 47oC vào ngày 27-6. Trước nguy cơ nắng nóng gay gắt dẫn đến cháy rừng, Thống đốc bang Oregon Kate Brown đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cũng đã đưa ra cảnh báo đỏ cho các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở thành phố Portland. Trong khi đó, thị trấn Lytton ở tỉnh British Columbia của Canada đã 3 lần ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong những ngày qua. Nhiệt độ trong ngày 29-6, ở thị trấn Lytton có thời điểm đạt ngưỡng 49,6oC. Trước đây, mức nhiệt độ cao nhất tại Canada là 45oC, được ghi nhận tại tỉnh Saskatchewan vào năm 1937. Các cửa hàng điện máy ở Canada rơi vào tình trạng “cháy hàng” máy điều hòa và quạt do nhu cầu mua sắm tăng cao vì thời tiết quá nóng.

Bên cạnh nguyên nhân BĐKH, các chuyên gia khí tượng nhận định, hiện tượng “vòm nhiệt” cũng là nguyên nhân dẫn đến đợt nắng nóng khủng khiếp tại Mỹ và Canada. Đây là một hiện tượng thời tiết giữ nhiệt độ lại ở một khu vực và ngăn các hệ thống thời tiết khác di chuyển đến.

Đợt nắng nóng khủng khiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân miền Tây Canada và Tây Bắc Mỹ. Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ kêu gọi người dân nên ở trong nhà có điều hòa nhiệt độ, uống nhiều nước, tránh các hoạt động ngoài trời khi không cần thiết. Các thành phố tại Canada cũng mở ra nhiều địa điểm làm mát khẩn cấp và phát những chai nước cũng như mũ cho người dân.

Từ những vùng lạnh giá đến oi bức, kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận ở nhiều tiểu bang ở Mỹ như California, Arizona, Neveda... trong mùa hè.

Alaska (38 độ C): Alaska được coi là bang lạnh nhất của Mỹ, với nhiệt độ trung bình năm là -3 độ C, theo Trung tâm Dữ liệu Thời tiết Quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 6 đến tháng 9, Alaska có mức nhiệt khá cao trong ngày, tầm 38 độ C. Theo các nhà khoa học, Alaska đang nóng lên với tốc độ gấp đôi trung bình toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là băng tan nhanh và Bắc Băng Dương nóng lên, ảnh hưởng tới động vật hoang dã, dân cư cũng như kinh tế của bang.

Vermont (42 độ C): Đây là một trong những bang sở hữu phong cảnh thiên nhiên ấn tượng nhất xứ cờ hoa. Nơi đây nổi tiếng với khu rừng lá phong, những sườn núi ngoằn ngoèo đường mòn và dốc trượt tuyết. Vào 7/7/1912, nhiệt độ nơi đây tăng cao đến 42 độ C, khiến du khách hạn chế tham gia nhiều hoạt động dã ngoại ngoài trời.

Delaware (43 độ C): Là tiểu bang nhỏ thứ 2 của Mỹ, Delaware có nhiệt độ khá dễ chịu nhờ vị trí giáp sông, biển và vùng vịnh. Với nhiệt độ trung bình trong tháng mùa hè là 29 độ C, Delaware thu hút các tín đồ du lịch biển. Tận hưởng nắng ấm trên những bãi biển lộng gió, đi dạo bên cồn cát là những trải nghiệm được yêu thích vào mùa hè tại đây. Tuy có khí hậu tương đối mát mẻ, vào 7/1930, mức nhiệt cao đến 43 độ C từng được ghi nhận ở Millsboro, Delaware.

Minnesota (46 độ C): Tiểu bang vùng Trung Tây của Mỹ có thời tiết mùa hè khá nóng nực. Kỷ lục nhiệt độ tới 46 độ C đã được xác lập ở phía tây thành phố Beardsley vào 7/1917. Minnesota được du khách yêu thích bởi cảnh sắc hoang sơ cùng các khu dã ngoại ngoài trời. Đi rừng, bắt cá, chèo thuyền, cắm trại là những hoạt động lý thú được dân phượt yêu thích tại đây.

New Mexico (50 độ C): Ngày nóng nhất của Mexico vào 6/1994, lên đến 50 độ C, được ghi nhận tại một nhà máy xử lý chất thải phóng xạ bên ngoài Carlsbad. Bang phía tây nam của Mỹ được biết đến với cảnh quan sa mạc, khí hậu khô cằn và mùa hè oi bức. Tuy nhiên, mức nhiệt trung bình hàng năm tương đối có thể kiểm soát được, khoảng 36 độ C.

Arizona (53 độ C): Mức nhiệt cao kỷ lục của Arizona là 53 độ C, được ghi nhận ở hồ Havasu City vào 29/6/1994. Bang phía đông nam của Mỹ được biết đến với khí hậu sa mạc. Hàm lượng vi khuẩn gây hại sẽ cao hơn khi nhiệt độ nước biển tăng cao là lý do các bãi tắm tại đây hạn chế đón khách vào mùa hè. Đồng thời, du khách cũng không thể tắm nắng hay đi bộ trên cát bỏng rát.

California (57 độ C): California giữ kỷ lục về nhiệt độ nóng nhất ở Mỹ với 57 độ C, được thiết lập vào 7/1913 tại Furnace Creek ở Thung lũng Chết. Thung lũng Chết nổi tiếng là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất, không một loài động thực vật nào có thể sinh sôi phát triển được và con người cũng hiếm khi lui tới đây.

kỷ lục nhiệt độ nhiệt độ nóng nhất ở Mỹ nơi nóng nhất thế giới Mỹ Alaska tiểu bang Mỹ mùa hè du lịch biển