Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt Nga

Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt Nga

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 đến 12/4.

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 đến 12/4.

lý do Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam

Theo ông Carlyle Thayer, có 3 lý do Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam nhất quán coi ASEAN là một tổ chức khu vực và Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam ổn định về chính trị, độc lập và có tầm nhìn chiến lược.

Thứ hai, Australia và Việt Nam là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau và nền kinh tế của hai nước mang tính bổ sung cho nhau.

Thứ ba, hai nước có mối quan hệ giao lưu nhân dân mạnh mẽ.

Australia đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện của ASEAN vào năm 2021.

Tại Hội nghị đặc biệt ASEAN-Australia, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Melbourne vạch ra định hướng hợp tác toàn diện giữa hai bên trong một loạt các lĩnh vực, như thương mại và đầu tư, chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế số, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ những sáng kiến mới của Thủ tướng Anthony Albanese.

Khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam gồm 6 lĩnh vực hợp tác lớn: Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và tư pháp; thúc đẩy gắn kết kinh tế; xây dựng tri thức và kết nối nhân dân; tăng cường hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng; hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; củng cố hợp tác khu vực và quốc tế.

Lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai nước gồm: Thương mại và đầu tư, công nghệ, môi trường, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững tiểu vùng Mekong, và an ninh hàng hải. Tất cả những lĩnh vực này sẽ có thêm nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực.

Về an ninh quốc phòng, hai bên sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo, tăng cường hợp tác hàng hải, mở rộng hợp tác an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, gồm các sáng kiến tăng cường năng lực để xử lý các thách thức an ninh mạng. Trong lĩnh vực an ninh và tư pháp, cơ chế đối thoại sẽ được nâng lên cấp bộ trưởng.

Trước đó, trong cuộc gặp gỡ báo chí chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Australia nhấn mạnh, việc nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ đưa Australia và Việt Nam trở thành một trong những "đối tác quan trọng nhất của nhau".

Khuôn khổ đối tác mới nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, thương mại đầu tư, nông nghiệp, quốc phòng, giáo dục, đào tạo…

Mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia có thêm một số trụ cột về hợp tác chống biến đổi khí hậu, môi trường và hợp tác về năng lượng, khi cả Australia và Việt Nam đều có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khi đó, với khuôn khổ quan hệ mới này giữa hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, bổ sung thành "6 điểm hơn" như sau: Tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn: thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn; hợp tác văn hoá, giáo dục đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn; giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở, chân thành hơn; hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về an ninh-quốc phòng, hướng tới hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 9 quốc gia gồm Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,  Australia, Pháp và Malaysia.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11/2024, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo.

Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên cam kết ủng hộ lẫn nhau trên con đường phát triển của mỗi nước; tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác hữu nghị, tin cậy chính trị giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội và pháp luật, quy định của mỗi nước và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 9 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024), Pháp (10/2024) và Malaysia (21/11/2024)./.

Quan hệ Việt - Pháp phát triển toàn diện trên mọi mặt Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp được thiết lập từ năm 1973. 40 năm sau, năm 2013, hai nước ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp". Nhìn lại xuyên suốt chiều dài lịch sử quan hệ Việt - Pháp trong hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ hai nước đã phát triển toàn diện trên mọi mặt, có sự tích lũy cả về lượng và chất. Pháp luôn là một trong đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu và EU, với quan hệ hợp tác kinh tế đa dạng và lâu dài. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại EU với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2023 là 4,8 tỷ USD (sau Đức, Hà Lan và Italia), gấp 1,5 lần năm 2013 - thời điểm Việt - Pháp nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược (số liệu Tổng cục Thống kê).

Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại EU với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2023 là 4,8 tỷ USD

Năm 2019, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức được ký kết, trong đó có sự ủng hộ mạnh mẽ của Pháp. Đây là khuôn khổ quan trọng, tạo đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Thực tế kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 01/8/2020 đến nay, rất nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản... đã bước đầu tận dụng được các lợi thế của Hiệp định này trên thị trường Pháp. Pháp cũng là một trong những nhà đầu tư lớn của EU tại Việt Nam. Lũy kế đến ngày 31/12/2023, Pháp có 678 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3,8 tỷ USD (số liệu Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Bên cạnh đó, hiện Việt Nam đứng thứ hai trong các nước nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Pháp tại khu vực châu Á, ước tính mỗi năm khoảng 200 triệu euro. Không chỉ vậy, Pháp còn có hơn 300 công ty, trong đó có 170 công ty con của các tập đoàn Pháp đang có mặt tại Việt Nam. Pháp là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi sinh thái, chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp cũng như là nước có vai trò, đóng góp lớn cho tài chính khí hậu. Với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Pháp cũng dành ưu tiên cao cho Việt Nam trong hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi sinh thái, bao gồm các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh như: Cơ sở hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, giao thông vận tải, hạ tầng bền vững, công nghệ xanh (greentech). Bên cạnh những kết quả trên, Việt Nam và Pháp luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương và là một trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp hiện nay. Trong năm vừa qua, hợp tác giữa các địa phương có vai trò đáng kể giúp các địa phương có thêm cơ hội, thêm đối tác và nâng cao năng lực triển khai các hoạt động đối ngoại, mang lại kinh nghiệm và các dự án cụ thể trên nhiều lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển của các địa phương. Điển hình là Hội nghị lần thứ 12 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2023 có nội dung “Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch Covid-19”, với sự tham gia của 65 địa phương cùng nhiều tổ chức, hiệp hội đối tác hai nước, tập trung trao đổi 4 cụm chủ đề trung tâm được các địa phương quan tâm là: Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Thành phố thông minh và Số hóa. Những xung lực mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Pháp mở ra chương mới, đánh dấu bởi sự kiện hai nước ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Với quyết định này, Pháp là nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và là nước thứ 8 có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, cùng với 7 nền kinh tế lớn khác trên thế giới là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia.

Việt Nam – Pháp nâng cấp quan hệ lên mức độ cao nhất trong quan hệ ngoại giao góp phần củng cố thêm niềm tin và mở ra cơ hội hợp tác phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực trong tương lai

Những cột mốc đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam - Pháp