Học Bắt Mạch Đông Y Ở Đâu Lớp Học Đông Y Chuyên Bắt Mạch Bắt Mạch Trong Đông Y

Học Bắt Mạch Đông Y Ở Đâu Lớp Học Đông Y Chuyên Bắt Mạch Bắt Mạch Trong Đông Y

Y học cổ truyền là phương pháp được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi áp dụng phương pháp Đông y, bệnh nhân nên tìm hiểu kĩ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín để bệnh được điều trị hiệu quả.

Y học cổ truyền là phương pháp được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi áp dụng phương pháp Đông y, bệnh nhân nên tìm hiểu kĩ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín để bệnh được điều trị hiệu quả.

Đông y (Y học cổ truyền) là gì?

Từ xưa, các nghiên cứu chỉ ra rằng Đông y xuất phát từ phương Đông. Ngày nay Đông y được sử dụng giống như y học cổ truyền để chỉ nền y học có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc để phân biệt với Tây y.

Nền học cổ truyền, còn gọi nôm na là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của các dân tộc, những phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh.

Có thể nói một trong những nét độc đáo nhất của Đông y là cách sử dụng thuốc. Đông y hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, lý luận dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên tình trạng từng bệnh nhân cụ thể.

Tuy nhiên nhiều người dân chưa có kiến thức trong áp dụng các phương pháp y học cổ truyền vào điều trị bệnh dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Trong một số trường hợp, ..do cha mẹ không có kiến thức về sử dụng thuốc, khi con bị ho, bố mẹ cho trẻ dùng cả thuốc ho Đông y và Tây y khiến trẻ có hiện tượng quá liều do thuốc.

Chẩn đoán Đông y dùng các phương pháp:

Điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp. Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể.

Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết.

Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Huyễn vựng là chứng bệnh làm cho đầu váng, mắt hoa, trời đất quay cuồng như ngồi trên chiếc xuồng, đứng dậy không vững, sợ ngã...

Theo đó, cần chú ý chế độ sinh hoạt ăn uống:

Ngoài ra, có một số món ăn tốt trong điều trị  bệnh rối loạn tiền đình:

Chữa u bã đậu bằng Đông y là lựa chọn của rất nhiều người bệnh với mong muốn có thể loại bỏ được khối u khó chịu này mà không cần phải mổ. U bã đậu là một dạng u lành tính phổ biến, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu phát triển nhanh về kích thước sẽ gây vướng víu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt. Đặc biệt nếu tạo thành ổ viêm, u sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau… dẫn tới hoại tử. Do đó nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Chữa u bã đậu bằng đông y là phương pháp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tiêu u bướu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên thuốc Đông y thường phù hợp với các trường hợp u bã đậu kích thước nhỏ.

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay. Để điều trị trầm cảm, bên cạnh việc tự điều chỉnh tâm lý, nhiều bệnh nhân cần dùng thuốc để hỗ trợ làm giảm căng thẳng, u uất, lo lắng.

Các bài thuốc Đông y chữa trầm cảm:

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, luyện tập giúp bệnh nhân thư giãn tinh thần, cải thiện bệnh trầm cảm.

(VOV5) - Xứ Đông xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”. Làng “Chằm” tức làng Mộ Trạch ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Là ngôi làng có nhiều tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước và được mệnh danh là “Làng Tiến sĩ xứ Đông”, Mộ Trạch cũng bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng nhưng vẫn  thể hiện một sự mẫu mực về tính hiếu học được duy trì qua ngàn đời nay.

Như nguồn sữa mẹ nuôi ta tháng ngày

Là nguồn khoa bảng, chỉ đầy không vơi

Đó là niềm tin về mạch nguồn của sự hiếu học mà bao đời nay, người dân làng Mộ Trạch giữ gìn. Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình - miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. Cũng là sự trùng hợp khi thành giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê với đường kính 36m lại đúng bằng con số 36 tiến sĩ của làng được ghi danh sử sách. Dân làng Mộ Trạch tin rằng con em mình thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng, tinh hoa đất trời…

Đã gần 30 năm làm công tác quản lý cụm di tích làng Mộ Trạch, ông Vũ Quốc Ái được ví như một “kho sử sống của làng”. Những câu chuyện nguồn gốc, về thành tích khoa bảng của các bậc tiền nhân được ông kể lại rành mạch: “Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18 thì có 36 vị nhân tài đỗ tiến sĩ trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn. Khoa thi Bính Thân 1656, cả nước có 3000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3. Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là “ Nhất gia bán thiên hạ” tức là  “một làng bằng nửa thiên hạ”.

Người dân làng Mộ Trạch trải qua bao thăng trầm của lịch sử, không ít khi phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát nhưng luôn trọng con chữ, trọng nhân cách người thầy. Đó là “kim chỉ nam” để người làng Mộ Trạch phấn đấu và răn dạy con cháu về truyền thống học tập bao đời. Gia đình bà Vũ Thị Minh (72 tuổi) và ông Vũ Phương Mạo (80 tuổi) là một ví dụ điển hình. Lam lũ ra đồng từ gà gáy, làn da nâu sạm vì gió sương nhưng ông bà vẫn động viên và cố gắng lo cho 5 người con ăn học thành tài: “Tôi tự hào vì các con tôi thi 3 trường đại học nhưng cứ đỗ hai trường. Trong làng người ta đều khen các cháu học hành trưởng thành, đạo đức, bố mẹ cũng đỡ khổ. Người ta thường hỏi ông bà nghĩ thế nào mà cho các con đi học như thế. Tôi cứ nói thật thà, tôi đồng ruộng nhưng tôi muốn cho các con tôi không phải đồng ruộng. Phải có học thì đời sống mới khá giả lên được”.

Đến Mộ Trạch, dễ dàng nhận thấy niềm tự hào về truyền thống hiếu học ở mỗi người con nơi đây. Và sự ham học hỏi, ham hiểu biết được hình thành một cách tự nhiên trong ý thức các thế hệ con em của làng Mộ Trạch: “ Khi được nghe thầy cô nói ở vùng đất Hải Dương có rất nhiều tiến sĩ thì con nhìn vào tấm gương của họ con rất muốn noi theo.”“Làng cháu có rất nhiều người học giỏi và làm tiến sĩ, ông bà và bố mẹ cháu cũng hay nói đến. Ở nhà bố mẹ cháu đi làm bận không giục học nhiều nên cháu tự học. Cháu sẽ cố gắng học hành thật tốt để trở thành người như thế.” – Những đứa trẻ trong làng vui vẻ bảo.

Qua cánh cổng làng uy nghi, đi hết con đường làng thẳng tắp hai hàng cau vua, tinh thần hiếu học được mang đi khắp đất nước. Những người con làng Mộ Trạch  học hành đỗ đạt, đi làm xa quê, dù ở đâu cũng luôn hướng về quê hương.

Ông Vũ Quang Lãm, quê gốc ở Hải Dương nhưng sinh ra và lớn tại phố Hồ Chí Minh cho biết: “Sau một thời gian mải mê vì công việc, đến nay tôi thấy cũng cần thiết phải quay về với nơi khởi thủy dòng họ của mình. Tôi sẽ kể cho con tôi nghe về dòng họ, về khởi tích, về cụ tổ nhà chúng tôi. Tôi cũng hứa với lòng nếu đợt sau gia đình có điều kiện ra Hà Nội thì chắc chắn đến tôi sẽ đưa 2 con về với đất tổ này. Tôi nghĩ đó là văn hóa người Việt và phải phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình.”

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “ Làng tiến sĩ” bao đời nay.

Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để “mạch chữ” xứ Đông luôn chảy mãi.

Với 36 người đỗ tiến sĩ nho học thời phong kiến, làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang (Hải Dương) nổi danh trong lịch sử là ngôi làng khoa bảng độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Đến nay, mạch chữ xứ Đông vẫn không ngừng chảy…

Làng tiến sĩ Mộ Trạch như một lời khẳng định về truyền thống hiếu học, thành tích của những người dân

Từ TP Hải Dương đi khoảng 30km về phía Tây Nam để đến làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang (Hải Dương), nơi được coi là vùng đất học nổi tiếng.

Cũng khung cảnh làng quê thanh bình, nhưng ngay từ cổng làng đến những ngôi nhà hai bên đều được xây dựng bề thế.

Đường vào nhà văn hóa của làng là một con đường to, rộng, thảm bê tông phẳng mịn, cạnh đó là một thư viện đang được sửa sang lại ở khu vực cổng.

“Không phải làng nào cũng có thư viện đâu”, người thợ sửa cổng thư viện vui vẻ pha lẫn tự hào nói với PV Báo Giao thông.

Ông Vũ Quốc Ái, Thường trực Ban quản lý di tích thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang cho biết: Làng Mộ Trạch được gọi là “lò tiến sỹ xứ Đông”, “làng khoa bảng” do truyền thống ham học hỏi và có nhiều người giỏi.

Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn ban tặng lời vàng: “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” (Mộ Trạch tài năng bằng nửa thiên hạ)”.

Theo ông Ái, người dân trong thôn Mộ Trạch dù chủ yếu là làm nông, nhưng đều khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho con cái ăn học. Như gia đình bà Vũ Thị Minh và ông Vũ Phương Mạo, mặc dù phải đi ra đồng từ sáng sớm nhưng các con của ông bà thi 3 trường đại học thì luôn đỗ 2 trường.

“Mỗi lần nhận tin con đỗ đại học, vừa mừng vừa lo, nhưng nỗi lo nguồn tiền cho các con ăn học sẽ giấu vào lòng. Chúng tôi dù vay mượn cũng động viên các con cứ học hết sức mình, có như vậy thì cuộc sống mới khá lên được. Bọn trẻ thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với bố mẹ, đứa nào cũng vừa học vừa làm thêm, ra trường là gia đình đỡ vất vả”, bà Minh chia sẻ.

Không ai ở Mộ Trạch lý giải được vì sao, làng có nhiều người học giỏi, theo học đại học, đỗ đạt thạc sỹ, tiến sỹ... Chỉ biết theo sách “Vũ tộc khoa hoạn phả ký” của Vũ Bật Hài thì Vũ Nghiêu Tá là tổ khai khoa của họ Vũ làng Mộ Trạch viết nên, truyền thống khoa bảng của làng liên tục được bồi đắp dày thêm, phát tích khoa bảng rực rỡ.

Ngoài 36 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch còn có hàng chục người khác đỗ hương cống, sinh đồ, tú tài. Nhiều người giữ các chức vụ trọng yếu trong triều đình đương thời.

Có gia đình mấy anh em cùng đỗ đại khoa; có chi họ, như chi họ Vũ Khắc đã đời nối đời đỗ đạt... Đáng chú ý, Mộ Trạch cũng là nơi xuất thân của 5 người có biệt tài, được phong trạng gồm: Trạng toán Vũ Hữu, Trạng vật Vũ Phong, Trạng cờ Vũ Huyến, Trạng chạy Vũ Cương Trực, Trạng nguyên Lê Đỉnh.

Ông Vũ Quốc Ái chia sẻ thêm: Năm Bính Thân (1656) cả nước có 3.000 người đi thi, kết quả có 6 tiến sĩ. Trong đó, người làng Mộ Trạch có 3 tiến sĩ gồm: Vũ Đăng Long, Vũ Trác Lạc, Vũ Công Lượng.

Trong 82 văn bia còn lại tại Văn miếu Quốc Tử Giám – di tích văn hóa lịch sử tại Hà Nội có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) có đủ tên của 36 tiến sĩ Mộ Trạch.

“Hàng năm cứ đến mùng 8 tháng Giêng là lễ hội truyền thống, khách thập phương lại đến Mộ Trạch nghe chuyện, tưởng nhớ các tiến sĩ Nho học đã làm nên một làng khoa bảng có một không hai”, ông Ái cho hay.

Dù cuộc sống người dân vẫn còn khó khăn, tuy nhiên ẩn sâu trong đó là tinh thần hiếu học luôn được duy trì

Là một người dân sinh ra tại vùng đất hiếu học, ông Vũ Xuân Quân cho biết, mặc dù không thuộc bậc lão làng nhưng những câu chuyện về nguồn gốc, về thành tích bảng khoa của các bậc tiền nhân thì phần lớn mọi người đều nắm rõ.

“Gọi làng Mộ Trạch quê tôi là làng tiến sĩ, trong chữ Hán gọi là “tiến sĩ sào”. Sào có nghĩa là tổ chim với ý nghĩa làng Mộ Trạch giống như một tổ chim ủ trứng ấp, nở ra nhiều người học giỏi, đạt được học vị cao quý là trạng nguyên, tiến sĩ”, ông Quân tự hào nói.

Theo ông Quân, người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học, học để thoát nghèo đói.

Ngày nay, tầng tầng lớp lớp các thế hệ con cháu không ngừng phấn đấu đỗ đạt thành tài. Con cháu, hậu duệ gốc làng Mộ Trạch có nhiều người thành danh, như nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oanh, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, Nhà văn Vũ Ngọc Phan, GS.TS. vật lý nguyên tử Vũ Khắc Thịnh, GS. Toán học Vũ Văn Hà, Tiến sĩ vật lý Đỗ Khắc Thịnh hiện ở Nhật Bản…

Ông Quân cũng như những người dân Mộ Trạch đều tin tưởng, mạch chữ ở làng Mộ Trạch hiện thân trong chiếc giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn.

Cũng là sự trùng hợp khi thành giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê với đường kính 36m, đúng bằng con số 36 tiến sĩ của làng được ghi danh sử sách. Tuy mực nước giếng chỉ sâu 1m, nhưng cứ múc đến đâu là nước đầy đến đó, không bao giờ cạn.

Nước giếng ở đây rất ngọt. Trước đây những năm đại hạn, trong khi giếng làng khác đã cạn, thì giếng làng Mộ Trạch vẫn nguyên vẹn mực nước. Dân làng Mộ Trạch tin rằng con em mình thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng, tinh hoa đất trời.

Theo ông Ái, làng Mộ Trạch cũng có rất nhiều chính sách khuyến học, hỗ trợ học tập cho các em. Thời điểm chuyển cấp cho học sinh khối 12 thì trung tuần tháng 3 hàng năm Chi hội Khuyến học thôn Mộ Trạch có mời một số giáo sư, tiến sỹ và giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm về truyền đạt nhằm giới thiệu, chia sẻ những việc học hành để các em có định hướng tốt, có sự hiểu biết, chăm chỉ học hành.

“Đối với các học sinh từ tiểu học, THCS… thì thôn sẽ tổ chức các buổi giới thiệu về lịch sử, truyền đạt sự ham học hỏi, truyền thống hiếu học, nhằm tiếp nối truyền thống “Lò tiến sĩ xứ Đông”, ông Ái chia sẻ.

Năm 2018, tại lễ hội truyền thống ở Mộ Trạch, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao Cúp kỷ lục Việt Nam công nhân làng Tiến sỹ Mộ Trạch là làng có số lượng tiến sĩ nhiều nhất cả nước từ thế kỷ XIV – XVIII.

Làng Mộ Trạch có 36 tiến sĩ kể từ thời nhà Trần cho đến thế kỷ XVIII. Từ năm 1960 - 2022 tại Mộ Trạch có khoảng 3.200 nhân khẩu, trong đó có trên 500 trường hợp đỗ đại học.