Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.
Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.
Điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) đại học chính quy năm 2023
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) đại học chính quy năm 2022 vào các ngành/nhóm ngành của 09 trường đại học thành viên và 03 trường/khoa trực thuộc, chi tiết như sau:
1. Trường Đại học Công nghệ (Mã trường QHI)
Điểm chuẩn theo phương thức thi THPT
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản
Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông
2. Trường ĐH Khoa hoc Tự nhiên (Mã trường QHT)
Khoa học máy tính và thông tin*
Khoa học thông tin đia không gian*
Quản lý ohát triển đô thi và bất đông sản*
Môi trường, Sức khỏe và An toàn*
Khoa học và công nghệ thưc phẩm*
Quản lý tài nguyên và môi trường
Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường*
Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 bài thi (theo tổ hợp tương ứng) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) và áp dụng cho tất cả các tổ hợp của ngành. Riêng với 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin(*), Khoa học dữ liệu: Điểm chuẩn tính theo thang điểm 40 là tổng Điểm môn Toán (nhân hệ số 2) cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã quy sang thang điểm 40).
3. Trường Đại hoc Khoa hoc Xã hôi và Nhân văn (Mã trường QHX)
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
(*) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Điểm trúng tuyển theo thang điểm 30 (không nhân hệ số) và đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực (nếu có).
4. Trường Đại Ngoại ngữ (Mã trường QHF)
Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia
Kinh tế - Tài chính (CTĐT LTQT)
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên xét trúng tuyển cho thí sinh có thứ tự nguyện vọng (TT NV) cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
5. Trường Đại hoc Kinh tế (Mã trường QHE)
(áp dụng đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển)
Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi
6. Trường Đại hoc Giáo dục (Mã trường QHS)
Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tư nhiên)
Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (gồm 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý)
Khoa học Giáo dục và Khác (gồm 5 ngành: Khoa học Giáo dục; Quản trị Chất lượng Giáo dục; Quản trị trường học; Quản trị Công nghệ Giáo dục; Tham vấn học đường)
7. Trường Đại hoc Y Dược (Mã trường QHY)
8. Trường Đại hoc Việt Nhật (Mã trường VJU)
Nông nghiệp thông minh và bền vững
Công nghệ thực phẩm và sức khỏe
9. Trường Đại hoc Luật (Mã trường QHL)
10. Trường Quốc tế (Mã trường QHQ)
Điểm trúng tuyển (theo thang điểm 30)
Kế toán, Phân tích và Kiểm toán
Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh-Công nghệ thông tin)
Công nghệ tài chính và kinh doanh số
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics
II. Đối với ngành đại học LKQT do ĐHQGHN cấp bằng
Điểm trúng tuyển (theo thang điểm 30)
III. Đối với các ngành đào tạo cấp hai bằng của ĐHQGHN và trường đại học nước ngoài
Điểm trúng tuyển (theo thang điểm 30)
11. Trường Quản tri và Kinh doanh (Mã trường QHD)
Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET)
Marketing và Truyền thông (MAC)
Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT)
12. Khoa Các khoa hoc liên ngành (Mã trường QHK)
Quản trị đô thị thông minh và bền vững
Quản trị tài
Ghi chú: Các phương thức sử dụng kết quả thi THPTQG năm 2023
Một góc thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Ngày 15/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, đã diễn ra Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN lần thứ 4, với sự tham dự của các thống đốc, thị trưởng, đại diện thủ đô các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.
Đoàn đại biểu thủ đô Hà Nội, do ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố - làm trưởng đoàn, tham gia và có nhiều ý kiến đóng góp tại hội nghị.
Với chủ đề “Cam kết và Trách nhiệm của các thủ đô ASEAN hướng tới một ASEAN hội nhập”, các thị trưởng, thống đốc và đại diện thủ đô các nước thành viên ASEAN đã tập trung thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các thủ đô hòa bình và đáng sống trong khu vực.
Trong đó tập trung vào bốn chủ đề chính gồm: “Kiến tạo các thủ đô ASEAN trở thành các thành phố đáng sống với sáu tiêu chí: hòa bình, xanh, sạch, sáng, hấp dẫn và thịnh vượng”; “An ninh công cộng của thủ đô các nước ASEAN”; “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa truyền thống và phát triển du lịch”; “Hợp tác tăng cường lực lượng lao động và hỗ trợ lẫn nhau”.
Hội nghị đã lắng nghe nhiều tham luận và các đề xuất của đại diện đến từ 10 thủ đô ASEAN xoay quanh bốn chủ đề kể trên, ghi nhận tầm quan trọng của thủ đô các nước ASEAN trong việc tăng cường đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN, tái khẳng định cam kết của các thủ đô ASEAN về thiết lập và tăng cường hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực, phù hợp với Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Hội nghị nhất trí việc phát triển các thủ đô ASEAN trở thành thành phố đáng sống là vấn đề quan trọng đối với các thủ đô ASEAN với tư cách là trung tâm của hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và là “cửa ngõ” quốc tế của mỗi nước thành viên; an ninh của thủ đô các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng, nhất là việc đảm bảo an ninh và an toàn của người dân địa phương về giao thông, phòng cháy chữa cháy, nông nghiệp sạch, an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển và thúc đẩy du lịch là vấn đề cốt lõi và ưu tiên của các thủ đô ASEAN, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thủ đô nói riêng và đất nước nói chung; trong quá trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa ASEAN, cũng đòi hỏi các thủ đô ASEAN có các biện pháp bảo tồn di sản văn hóa, tăng cường giao lưu văn hóa và trao đổi thông tin giữa các thủ đô và người dân…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho biết đô thị hóa là một xu hướng tất yếu tại các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù các mức độ khác nhau, đô thị hóa đã và đang đặt ra những vấn đề chung đối với các vùng trong từng quốc gia và thủ đô của các nước ASEAN.
Như các đô thị khác đang ở trong giai đoạn phát triển nóng, thủ đô Hà Nội, với dân số 7,3 triệu người, cũng đã và đang phải đối mặt với các thách thức gây ra chủ yếu từ gánh nặng dân số, đè nặng lên hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật trong đô thị, gây ra nhiều hệ lụy…
Thay mặt người dân Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng đã bày tỏ hy vọng sẽ được chung sức cùng thủ đô các nước ASEAN trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu.Kết thúc hội nghị, lãnh đạo và các đại diện thủ đô các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Viêng Chăn trong đó khẳng định việc tăng cường đóng góp nhằm xây dựng cộng đồng ASEAN hướng tới các mô hình kiểu mẫu và các thành phố, địa bàn hàng đầu là nghĩa vụ và trách nhiệm của các thủ đô ASEAN.cam kết chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong việc xây dựng các thủ đô ASEAN trở thành các thành phố đáng sống; chia sẻ kiến thức và hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề tai nạn giao thông, hỏa hoạn, ổn định lương thực, an ninh lương thực và nông nghiệp hữu cơ; tạo ra các dự án hợp tác chung nhằm duy trì và thúc đẩy việc gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa và tăng cường trao đổi du lịch; hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về đào tạo kỹ năng và trao đổi lao động giữa các thủ đô ASEAN.Tham dự hội nghị lần này, thành phố Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của hội nghị. Cụ thể, Hà Nội đã chủ trì phiên thảo luận về “An ninh công cộng của các thủ đô ASEAN” và có bài tham luận về chủ đề này. Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng có ba bài tham luận khác đóng góp cho ba chủ đề chính còn lại của hội nghị, trong đó có nhiều kiến nghị được đại diện các thủ đô ASEAN và Ban thư ký ASEAN đánh giá cao vì đã đi đúng trọng tâm của chủ đề và có tính khả thi.