Ngày 15/6, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Adama Bictogo, Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà, đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.
Ngày 15/6, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Adama Bictogo, Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà, đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Lào vui mừng nêu rõ, việc đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu sang tham dự Đại hội đồng AIPA-45 là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với nước chủ nhà Lào, đóng góp quan trọng cho thành công của Đại hội đồng lần này, góp phần tiếp tục vun đắp, thắt chặt quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ rất vui mừng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 trên cương vị mới.
Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Lào và các đồng chí lãnh đạo, đại biểu Quốc hội Lào đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị, chu đáo và thắm tình đồng chí anh em.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trân trọng chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane và các đồng chí lãnh đạo Lào; chúc mừng Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2024, tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao ASEAN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ tin tưởng, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane và sự chuẩn bị chu đáo của Quốc hội Lào, Đại hội đồng AIPA- 45 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của đất nước Lào trong khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng những thành tựu to lớn và toàn diện và có ý nghĩa lịch sử mà Lào đã đạt được sau gần 40 năm đổi mới; đánh giá cao những kết quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã đạt được trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 9 (2021-2025).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào anh em đã dành cho Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là việc Lào đã ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi); đồng thời chia sẻ trước những khó khăn của Lào hiện nay, trong đó có việc khắc phục thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh Bắc Lào.
Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Việt Nam trước sau như một luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt “có một không hai” với Lào, luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển của Lào. Việt Nam luôn trân trọng những tình cảm, sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của các thế hệ lãnh đạo, nhân dân Lào anh em, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Hai Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước đang có những bước phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng và chiều sâu.
Chủ tịch Quốc hội Lào trân trọng cảm ơn món quà tặng vô giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào là Tòa nhà Quốc hội Lào - biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt hiếm có giữa Lào và Việt Nam.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân các dân tộc Lào, Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane bày tỏ cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam anh em đã dành cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Lào sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay, xứng với tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”.
Để thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, cần tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, nhất là trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Triển khai các hoạt động hợp tác giữa các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội theo nhiều hình thức linh hoạt như như thăm song phương, kết hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề trong các chuyến thăm của Lãnh đạo Quốc hội hai nước, hoặc kết nối trực tuyến với các nội dung cụ thể, thiết thực mà hai Bên cùng quan tâm.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, cùng giám sát triển khai các thỏa thuận song phương; tăng cường giám sát, thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Lào.
Hai Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, hai bên cần thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo thuận lợi cho việc triển khai triển khai hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao của Bộ Chính trị hai nước và hợp tác giữa hai Chính phủ. Đồng thời, tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA), Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF)… góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, cơ quan lập pháp hai nước cần phát huy vai trò hơn nữa nhằm lan tỏa thế mạnh hợp tác giữa hai nước về chính trị và quốc phòng, an ninh sang lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác; có các cơ chế hợp tác nhằm chung tay cùng Chính phủ, các cấp, các ngành hai nước giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, tạo đà thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, cơ chế Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi nước cũng như có vai trò quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển ba nước nói chung và Campuchia nói riêng. Việt Nam và Lào luôn trân trọng giá trị lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia và sẽ luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia.
Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lào; Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang (Lào).
VŨ DUNG (từ Thủ đô Vientiane, Lào)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.
Đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã thăm chính thức CHLB Đức từ ngày 12-14/3/2013 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội liên bang CHLB Đức Norbert Lammert.
Tại thủ đô Berlin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội liên bang Norbert Lammert; gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang CHLB Đức Winfried Kretschman; gặp Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle và chứng kiến lễ ký Hiệp định thứ 2 về Ngôi nhà Đức và Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao; dự chiêu đãi của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị ASEAN (APG); dự thăm Phiên họp toàn thể của Quốc hội liên bang. Nhân dịp chuyến thăm, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng đã gặp làm việc với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức Ruprecht Polenz và Bộ trưởng Quốc vụ Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper; Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng gặp làm việc với Bộ trưởng Kinh tế Philipp Roesler; đại biểu Quốc hội của Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Đắc Lắc đã gặp Chủ tịch Quốc hội bang Berlin Ralf Wieland, v.v…
Trong hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Đức Norbert Lammert, phía Đức đánh giá chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có ý nghĩa đặc biệt, là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 20 năm, mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ nghị viện giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác giữa các Ủy ban chuyên môn của hai Quốc hội, đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghị sĩ hữu nghị; phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế mà hai Quốc hội là thành viên; đẩy mạnh quan hệ, hợp tác giữa các địa phương của hai nước, v.v…
Thăm bang Hessen, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Chủ tịch Quốc hội bang Norbert Kartmann và Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Tư pháp, Hội nhập và châu Âu bang Hessen Joerg Uwe Hahn. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với bang Hessen, nơi có TP Frankfurt, một trung tâm kinh tế – tài chính và giáo dục hàng đầu ở Đức và châu Âu. Dự tọa đàm với Lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Đức tại Frankfurt, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò và sự hiện diện của các doanh nghiệp hàng đầu Đức tại Việt Nam; khẳng định Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Đức đầu tư, kinh doanh hiệu quả, lâu dài và ổn định tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh về công nghệ như sản xuất thiết bị, công nghiệp, y tế, năng lượng, hóa chất… Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 6 tỷ USD trong năm 2012.
Trong thời gian ở Đức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm và nói chuyến với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, TLSQ Việt Nam tại Frankfurt và đại diện cộng đồng người Việt tại Đức. Thông báo tóm tắt tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước luôn tạo thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, hội nhập với sở tại, ủng hộ và hỗ trợ cộng đồng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương đất nước. Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao và bà con Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập tại Đức tích cực đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng bản Hiến pháp đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế./.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và dự AIPA 45
Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chủ trì trọng thể Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: TTXVN
Tại Hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 do Quốc hội Lào làm Chủ tịch.
Chủ tịch Quốc hội Lào đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức CHDCND Lào đầu tiên của đồng chí Trần Thanh Mẫn trên cương vị Chủ tịch Quốc hội; bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ giúp thắt chặt, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào nói chung và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai cơ quan lập pháp nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu, đơm hoa kết trái.
Chủ tịch Quốc hội Lào vui mừng nêu rõ, việc đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu sang tham dự Đại hội đồng AIPA-45 là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với nước chủ nhà Lào, đóng góp quan trọng cho thành công của Đại hội đồng lần này, góp phần tiếp tục vun đắp, thắt chặt quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Lào đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam dành cho Lào trong năm 2024 khi Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA; đặc biệt là sự hỗ trợ của Quốc hội Việt Nam đối với Quốc hội Lào trong việc tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45.
Chủ tịch Quốc hội Lào chia sẻ với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam anh em trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra cho các tỉnh phía Bắc của Việt Nam; bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo và quan tâm sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, khắc phục hậu quả của bão lũ, đưa cuộc sống của người dân và những vùng bị ảnh hưởng sớm ổn định và trở lại bình thường.
Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chủ trì trọng thể Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ rất vui mừng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 trên cương vị mới.
Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Lào và các đồng chí lãnh đạo, đại biểu Quốc hội Lào đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị, chu đáo và thắm tình đồng chí anh em.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trân trọng chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane và các đồng chí Lãnh đạo Lào; chúc mừng Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2024, tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao ASEAN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ tin tưởng, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane và sự chuẩn bị chu đáo của Quốc hội Lào, Đại hội đồng AIPA- 45 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của đất nước Lào trong khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng những thành tựu to lớn và toàn diện và có ý nghĩa lịch sử mà Lào đã đạt được sau gần 40 năm đổi mới; đánh giá cao những kết quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã đạt được trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 9 (2021-2025). Chủ tịch Quốc hội tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Lào sẽ tổ chức thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XII Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vào đầu năm 2026 và hoàn thành thắng lợi các chiến lược phát triển quốc gia.
Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cảm ơn ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào anh em đã dành cho Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là việc Lào đã ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi); đồng thời chia sẻ trước những khó khăn của Lào hiện nay, trong đó có việc khắc phục thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh Bắc Lào.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng thông tin với Chủ tịch Quốc hội Lào về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024. Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện tổ chức Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới đây để xem xét, thông qua 16 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến vào 12 dự án luật khác, đồng thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.
Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Việt Nam trước sau như một luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt “có một không hai” với Lào, luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển của Lào. Việt Nam luôn trân trọng những tình cảm, sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của các thế hệ lãnh đạo, nhân dân Lào anh em, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: TTXVN
Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Hoàng thân Souphanouvong, cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sỹ, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
Hai Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng về kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai Đảng, hai nước và mới đây nhất, Bộ Chính trị hai nước đã có cuộc họp, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước thời gian qua, thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong thời gian tới. Các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc và các cơ chế hợp tác song phương giữa hai nước được duy trì và triển khai hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất, phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane thống nhất cao với những đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về mối quan hệ hữu nghị, đặc biệt hiếm có giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước; khẳng định, đây chính là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là quy luật tồn tại, có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane phát biểu. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Lào chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là việc Việt Nam vừa kiện toàn các chức danh lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội Lào, mặc dù tình hình khu vực và quốc tế diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển, đạt nhiều kết quả tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân mỗi nước.
Về quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước, hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, mối quan hệ trong lĩnh vực này còn khiêm tốn, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Lào nêu rõ, Việt Nam đang nằm trong top đầu các nước đầu tư tại Lào với khoảng 241 dự án thuộc nhiều cấp độ khác nhau với tổng số vốn đầu tư khoảng 5,47 tỷ USD. Chủ tịch Quốc hội Lào đề nghị Quốc hội Việt Nam ủng hộ tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là nâng kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian tới. Bày tỏ ấn tượng với những thành tựu trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Nhất trí với đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh hai nước cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Hai Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước đang có những bước phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên đang tích cực phối hợp, triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội được ký vào tháng 5.2022. Trao đổi đoàn cấp cao và các Cơ quan của Quốc hội được duy trì thường xuyên; tích cực tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực; phối hợp tổ chức các hội thảo, tọa đàm chuyên đề trong khuôn khổ chuyến thăm của Lãnh đạo Quốc hội hai nước. Đặc biệt, hai bên cũng đã tổ chức giám sát chung đối với các dự án hợp tác kinh tế quan trọng, chiến lược, phát huy tinh thần trách nhiệm giám sát tối cao của Quốc hội mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane với đại biểu hai nước. Ảnh: TTXVN
Hai Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao trong chuyến thăm Lào của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vào tháng 7.2024 và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quốc hội Sommad Pholsena vào tháng 9.2024, hai Bên đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề về kinh nghiệm xây dựng pháp luật, sửa đổi Hiến pháp; và vai trò của Quốc hội trong xây dựng, triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong sửa đổi Hiến pháp, pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Lào trong xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Lào trân trọng cảm ơn món quà tặng vô giá của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, đó là Tòa nhà Quốc hội Lào mới - một biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt hiếm có giữa Lào - Việt Nam.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân các dân tộc Lào, Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane bày tỏ cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam anh em đã dành cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Lào sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay, xứng với tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”.
Về cuốn sách “50 quan hệ giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - Hợp tác toàn diện phát triển”, hai Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên phối hợp nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ biên soạn nhằm tổng kết quá trình phát triển, thành tựu đạt được và những bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Quốc hội hai nước trong giai đoạn mới; tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào về quan hệ gắn bó giữa hai Quốc hội Việt Nam - Lào.
Để thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, cần tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, nhất là trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Triển khai các hoạt động hợp tác giữa các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội theo nhiều hình thức linh hoạt như như thăm song phương, kết hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề trong các chuyến thăm của Lãnh đạo Quốc hội hai nước, hoặc kết nối trực tuyến với các nội dung cụ thể, thiết thực mà hai Bên cùng quan tâm.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, cùng giám sát triển khai các thỏa thuận song phương; tăng cường giám sát, thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Lào.
Hai Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, hai bên cần thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo thuận lợi cho việc triển khai triển khai hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao của Bộ Chính trị hai nước và hợp tác giữa hai Chính phủ. Đồng thời, tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA), Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF)… góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, cơ quan lập pháp hai nước cần phát huy vai trò hơn nữa nhằm lan tỏa thế mạnh hợp tác giữa hai nước về chính trị và quốc phòng, an ninh sang lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác; có các cơ chế hợp tác nhằm chung tay cùng Chính phủ, các cấp, các ngành hai nước giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, tạo đà thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Về việc Campuchia rút khỏi cơ chế Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, hai Chủ tịch Quốc hội đều nhất trí cho rằng, cơ chế Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi nước cũng như có vai trò quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển ba nước nói chung và Campuchia nói riêng. Việt Nam và Lào luôn trân trọng giá trị lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia và sẽ luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã gặp hẹp.
Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lào; Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang (Lào)./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam vào tuần sau.
Chuyến thăm diễn ra ngày 10-13/9, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân, Ban Đối ngoại Trung ương cho biết trong thông cáo hôm nay.
Ông Thongloun Sisoulith là lãnh đạo đảng, nhà nước nước ngoài đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đón trên cương vị Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: CGTN
Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1962. Việt Nam là một trong những nhà đầu tư, đối tác thương mại lớn nhất của Lào, hiện có hơn 250 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn 5,5 tỷ USD.
Chuyến thăm diễn ra gần hai tháng sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước Lào vào ngày 11-12/7, khi đó là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông ở cương vị Chủ tịch nước. Hai bên đã tái khẳng định chính sách nhất quán là luôn coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Hai nước đánh giá hợp tác quốc phòng - an ninh ngày càng chặt chẽ, hiệu quả là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Hợp tác kinh tế được quan tâm thúc đẩy, trong đó thương mại và đầu tư tiếp tục là điểm sáng. Việt - Lào tiếp tục phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Công ty TNHH MTV Cà phê 15, thuộc Quân khu 5 quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh trải rộng trên địa bàn 19 xã, phường của 8 huyện thuộc 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và thành phố Đà Nẵng.
Công ty hiện chăm sóc hơn 820ha cà phê, 130ha cao su kinh doanh. Năm 2024, tổng doanh thu đạt hơn 147 tỷ đồng, đời sống của người lao động có nhiều cải thiện, thu nhập bình quân đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng.
Cùng với nhiệm vụ kinh tế, công ty còn tham gia huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và phòng chống dịch bệnh; tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng dự án giảm nghèo bền vững; chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đóng quân.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đánh giá cao kết quả Công ty TNHH MTV Cà phê 15 đã đạt được trong hoạt động kinh tế - quốc phòng.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị công ty tiếp tục xác định rõ hướng phát triển trong giai đoạn mới; làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”; làm tốt công tác dân vận, chung sức xây dựng địa bàn chiến lược ở miền Trung – Tây Nguyên.
Nhân dịp này, Đoàn công tác Quốc hội trao 25 suất quà và Bộ tư lệnh Quân khu 5 trao 10 suất quà tặng công nhân, người lao động công ty.