Đã là người làm trong ngành du lịch, chúng ta cần phải nắm rõ luật du lịch và chiến lược phát triển du lịch của nhà nước, để có thể cộng hưởng sức mạnh. Ngày 22/1/2020 Chính Phủ đã ban hành quyết định số 147/QĐ-TTg công bố chiến lược phát triển du lịch Việt Nam […]
Đã là người làm trong ngành du lịch, chúng ta cần phải nắm rõ luật du lịch và chiến lược phát triển du lịch của nhà nước, để có thể cộng hưởng sức mạnh. Ngày 22/1/2020 Chính Phủ đã ban hành quyết định số 147/QĐ-TTg công bố chiến lược phát triển du lịch Việt Nam […]
– Tiếp tục thu hút khách, mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.
– Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga.
– Quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ); mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh.
– Quan tâm, tạo thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng trong nước; thúc đẩy thị trường khách đi du lịch kết hợp với giáo dục truyền thống, tìm hiểu văn hóa, lịch sử và sinh thái.
– Thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thị hiếu mới của khách du lịch nội địa.
– Đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hoá dân tộc, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền.
– Định hướng lại thị trường khách du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh theo hướng kết hợp hài hòa với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ.
– Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của từng vùng, địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
– Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch:
+ Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hướng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc tế.
+ Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam.
+ Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm.
– Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm.
– Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.
– Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.
– Chú trọng huy động nguồn lực xã hội, kết hợp nguồn lực nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch.
– Phát huy vai trò cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá du lịch; mở văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm.
– Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch.
– Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.
– Tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; ưu tiên hợp tác, liên kết khu vực để phát triển sản phẩm, quảng bá điểm đến chung; thực hiện hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch.
– Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch.
– Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.
– Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết hợp giữa kênh thực và kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
– Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch.
– Ứng dụng rộng rãi công nghệ trong thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, hướng dẫn và khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh.
– Ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch.
– Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
– Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh; từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo vùng đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch.
– Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
– Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.
– Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực thi mạnh mẽ các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
– Nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm ngăn chặn, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch.
– Chú trọng công tác dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng, vận hành cơ sở dịch vụ du lịch.
– Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Chiến lược nhằm phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị trường FTA; gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường các nước phát triển. Đồng thời, gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam và các mặt hàng chế biến từ gạo vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng cao và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể là tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD, giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023-2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026-2030 giảm khoảng 3,6%.
Trong giai đoạn 2023-2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.
Trong giai đoạn 2026-2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 45%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.
Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%: nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán. Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.
Đến năm 2025, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 3%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Định hướng chung của Chiến lược là chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA.
Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại; phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; tăng xuất khẩu vào các thị trường FTA có dành ưu đãi cho mặt hàng gạo; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định; tận dụng tốt các ngạch thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.
Giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15 - 20%), giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.
Định hướng phát triển các thị trường, trong đó thị trường Đông Bắc Á, phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm 2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021 lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030. Thị trường Đông Nam Á giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủ chốt như Philippines, Indonesia, Malaysia... Tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển thị phần tại các thị trường lớn, truyền thống nhất là thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại.
Thị trường châu Phi, Trung Đông tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, kết nối, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khu vực thị trường châu Phi. Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực châu Phi...
Bảo vệ môi trường trong thời đại ngày nay không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, mà đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Được thành lập vào năm 1975, Saigon Tourist đã và đang là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển loại hình du lịch xanh hướng đến môi trường, du lịch bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn, nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới.
Trong những năm trước đây, Ban TGĐ Saigontourist đã nhận thấy được vai trò quan trọng của hệ thống quản lý môi trường quốc tế ISO 14001 – đó là tấm thông hành Xanh tiến vào thị trường thế giới – từ đó quyết tâm triển khai và chỉ đạo các đơn vị đầu tư tham gia thực hiện. Từ năm 2002, nhờ vào sự hỗ trợ của dự án Asia –Invest, 15 khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist đã tham gia xây dựng hệ thống Quản lý Môi Trường (EMS). Đến cuối năm 2004, lần lượt các đơn vị đã đạt chứng nhận Quản lý Môi trường ISO 14001 và vẫn đang tiếp tục thực hiện, duy trì hệ thống này cho đến nay theo tiêu chí “Phát triển Du lịch Bền vững”.
Hàng năm, Saigontourist tổ chức các khóa đào tạo môi trường cho cán bộ quản lý đơn vị, tổ chức đánh giá chéo giữa các đơn vị thực hiện ISO 14001, đào tạo đánh giá nội bộ đã hỗ trợ tích cực cho các đơn vị quản lý tốt hơn trong công tác môi trường. Bên cạnh đó, Saigontourist cũng nhận được sự hỗ trợ về tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước như tổ chức ADEME – Cơ quan quản lý năng lượng và môi trường - Pháp, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng - ECC, Trung tâm nghiên cứu và phát triển về Tiết kiệm Năng lượng - Enerteam,…Ngoài ra, Saigontourist cũng tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động môi trường hàng năm như: Giờ Trái đất, ngày Môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,… Các năm qua, Saigontourist đã triển khai chương trình môi trường sang các đơn vị tỉnh: SG Morin – Huế, SG – Đà Lạt; SG - Phú Quốc. riển khai chương trình môi trường sang các đơn vị tỉnh: SG Morin – Huế, SG – Đà Lạt; SG - Phú Quốc.
Hình 1: Đón đoàn ADEME đến thăm và làm việc với Saigontourist vào tháng 5/2007
Hình 2: Chương trình “Ấm áp một giờ không điện” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2010
Hình 3: Trồng cây hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới năm 2010
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những mục tiêu mà các đơn vị của Saigontourist luôn hướng tới. Nhiều giải pháp quản lý và tiết kiệm năng lượng đã được thực hiện trong suốt những năm qua. Chủ yếu là về các tập quán tốt như lắp đặt đồng hồ điện phụ trong các khu vực để theo dõi và phân tích lượng điện sử dụng định kỳ; tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ khi thực hiện làm phòng hoặc ở khu vực nhà hàng và hành lang công cộng; cài đặt nhiệt độ khi làm phòng ở 260C; tránh sử dụng các thiết bị tốn nhiều điện năng vào giờ cao điểm (từ 18h00 - 22h00 ) như thang máy nội bộ, máy bơm nước, các thiết bị nhà giặt… ; xây dựng các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tất cả các thiết bị sử dụng điện; thường xuyên huấn luyện, kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm năng lượng ở tất cả các bộ phận; đặt các bảng kêu gọi sự hợp tác của khách lưu trú trong việc sử dụng lại khăn tắm và drap trải giường thay vì thay mới hàng ngày; lựa chọn các thiết bị văn phòng có nhãn hiệu “Energy Star”, “Eco System” hoặc “Green Label”, tăng cường tìm kiếm các thiết bị ánh sáng và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường khi mua mới...
Bên cạnh đó là các giải pháp về kỹ thuật như: xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để cấp nước nóng; sử dụng khóa từ, tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng; thay bóng đèn dây tóc bằng bóng compact; bảo quản tốt hệ thống đường ống lạnh; điều chỉnh giờ xả đá và giảm nhiệt độ trữ đông kho trữ thực phẩm; che nắng các dàn nóng tránh nắng trực tiếp đối với máy lạnh 2 khối; lắp lò xo tự động đóng cửa ở các khu vực; kiểm định/hiệu chỉnh thường xuyên các thiết bị đo lường nhằm tăng hiệu quả hoạt động...
Mặc dù có những nỗ lực tối đa, nhưng việc thực hiện chương trình môi trường cũng như tiết kiệm năng lượng ở các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng các tập quán tốt vẫn được duy trì nhưng để gia tăng tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhiều hơn nữa cần các giải pháp về kỹ thuật mà chi phí đầu tư khá cao, tác động trực tiếp đến thiết kế, cấu trúc của các công trình. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể hơn nữa nhằm khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 hoặc các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng để tạo sự cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành.
Việt Nam chúng ta đang định hình vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là thông qua hoạt động du lịch. Chính vì vậy, phát triển du lịch xanh và bền vững là một đòi hỏi cấp bách cho từng đơn vị, từng quốc gia, từng khu vực trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay.