Thị Trường Phái Sinh Là Gì

Thị Trường Phái Sinh Là Gì

Thị trường phái sinh là nơi giao dịch các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở, như cổ phiếu, hàng hóa (nông sản, kim loại), hoặc chỉ số. Các công cụ phái sinh phổ biến bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi.

Thị trường phái sinh là nơi giao dịch các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở, như cổ phiếu, hàng hóa (nông sản, kim loại), hoặc chỉ số. Các công cụ phái sinh phổ biến bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi.

Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh

Các chủ thể tham gia chủ yếu trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam gồm:

– Cơ quan quản lý nhà nước: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp phép cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh.

– Sở Giao dịch chứng khoán: Thiết kế các sản phẩm, cung cấp hệ thống giao dịch, giám sát các giao dịch chứng khoán phái sinh.

– Thành viên giao dịch: Cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn,… cho các nhà đầu tư trên thị trường, tự doanh chứng khoán.

– Trung tâm Thanh toán bù trừ: Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) thực hiện thanh toán lãi lỗ hàng ngày vào ngày T+1 và thanh toán thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán cuối cùng (ngày làm việc liên sau ngày giao dịch cuối cùng). VSD thực hiện xác định nghĩa vụ thanh toán tiền lãi lỗ vị thế của từng tài khoản và bù trừ theo từng thành viên.

– Thành viên bù trừ: Cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư thường thông qua thành viên giao dịch và các thành viên giao dịch khác trên thị trường.

– Ngân hàng Thanh toán: Thực hiện việc chuyển khoản/thanh toán tiền và cung cấp dữ liệu tài khoản cho thanh toán bù trừ.

Thị trường phái sinh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường phái sinh ra đời từ năm 2017, với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30. Thị trường này ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, nhờ vào tính minh bạch và các quy định pháp lý. Quy mô và thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng mạnh qua các năm. Trong đó, khối lượng giao dịch trung bình Hợp đồng tương lai VN30 tăng từ 10.954 hợp đồng/phiên năm 2017 lên gần 250.000 hợp đồng/phiên trong 11 tháng đầu năm 2022.

Năm 2019, thị trường chứng khoán phái sinh có thêm sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm.

Những sản phẩm phái sinh tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Sản phẩm phái sinh đang được giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đại diện cho 30 mã cổ phiếu tiềm năng, dẫn đầu thị trường với giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được điều chỉnh bởi tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư dự đoán giá chỉ số VN30 Index sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua); ngược lại, nếu nhà đầu tư nghĩ rằng giá VN30 Index sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).

Ngoài Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ là thỏa thuận mua hoặc bán tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ tại một mức giá xác định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai và hai bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó tại thời điểm đáo hạn. Tuy nhiên, sản phẩm phái sinh này có số lượng ít và khối lượng giao dịch trên thị trường không nhiều.

Thị trường phái sinh dành cho ai?

Thị trường phái sinh phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm:

– Nhà đầu tư cá nhân: Những người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm kiếm cơ hội lợi nhuận.

– Doanh nghiệp: Để phòng ngừa rủi ro liên quan đến biến động giá.

– Nhà đầu tư tổ chức: Quỹ đầu tư, ngân hàng, và tổ chức tài chính.

Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường mà tổng lãi – lỗ là bằng không, có người được thì sẽ có người mất. Tức là tiền từ túi nhà đầu tư này chuyển sang túi nhà đầu tư khác. Cuộc chơi càng đông người tham gia thì sẽ càng khó kiếm lời trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư muốn tham gia thị trường cần phải có sự hiểu biết sâu về sản phẩm, dịch vụ và có kinh nghiệm trong phân tích và quan sát thị trường. Nhiều nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm nhưng mong muốn có lợi nhuận nhanh, mua bán liên tục trong phiên. Điều này dẫn đến thua lỗ, đồng thời mất nhiều thời gian theo dõi bảng điện và căng thẳng đầu óc.

Ngược lại, chứng khoán phái sinh giúp đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm cơ hội đầu tư cũng như phòng hộ rủi ro cho các thành viên trên thị trường. Vì vậy, thị trường chứng khoán phái sinh phù hợp với những nhà đầu tư đã nắm vững kiến thức và có kinh nghiệm.

Nếu Nhà đầu tư đang cân nhắc đầu tư chứng khoán phái sinh và muốn tiết kiệm phí cũng như sử dụng một nền tảng giao dịch nhanh, mượt, bảo mật, hãy tải ứng dụng AlphaTrading và mở tài khoản nhé.

Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chỉ mới chính thức ra mắt từ năm 2017, có tuổi đời còn “khá non trẻ” so với những nước khác. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lịch sử phát triển, sản phẩm phái sinh đầu tiên – hợp đồng kì hạn, đã có mặt từ những năm 1960 thông qua lĩnh vực đầu tư hàng hóa tại Hà Lan và Anh. Trong bài viết này, nhà đầu tư hãy cùng Pinetree tìm hiểu sản phẩm phái sinh là gì và tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang có bao nhiêu sản phẩm phái sinh được giao dịch.

Đầu tiên, nhà đầu tư cần hiểu được khái niệm chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

Sản phẩm phái sinh là một dạng hàng hóa được giao dịch trên thị trường phái sinh theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hóa. Các sản phẩm phái sinh này được giao dịch dựa theo các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn và hợp đồng hoán đổi. Để tìm hiểu về sự khác nhau giữa các loại hợp đồng phái sinh này, nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm tại đây.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, sản phẩm phái sinh (hàng hóa phái sinh) đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán là hợp đồng tương lai.

Ý nghĩa của thị trường phái sinh

– Phòng vệ rủi ro: Thị trường phái sinh giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp bảo vệ mình khỏi những biến động không lường trước được trong giá cả.

– Cơ hội sinh lời: Cung cấp nhiều chiến lược đầu tư khác nhau, từ phòng ngừa rủi ro đến đầu cơ.

– Tăng tính thanh khoản: Thúc đẩy tính thanh khoản cho các tài sản cơ sở.

Nhược điểm chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là sản phẩm đầu tư mang đến lợi nhuận hấp dẫn, tuy nhiên, lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao, nhà đầu tư cần có nền tảng kiến thức nhất định về thị trường để có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác. Để tối ưu lợi nhuận, nhà đầu tư nên tham khảo những công ty chứng khoán có mức phí giao dịch phù hợp, chứng khoán Pinetree hiện đang duy trì mức phí giao dịch ưu đãi nhất trên thị trường, tìm hiểu thêm tại đây.

Để giao dịch chứng khoán phái sinh với mức phí tốt cùng trải nghiệm giao diện thân thiện với người dùng tại Pinetree, nhà đầu tư mở tài khoản phái sinh ngay trên ứng dụng Alpha Trading tại đây.

Thị trường phái sinh thế giới

Đầu thế kỷ XVII, giao dịch phái sinh trên nông phẩm đầu tiên diễn ra tại Sở giao dịch Gạo tại Osaka – Nhật Bản. Cũng cùng thời điểm này, tại Hà Lan, giao dịch phái sinh trên lúa mì cũng lần đầu tiên đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu của nhiều quốc gia Châu Âu để tích trữ và chi trả bằng nông phẩm.

Vào thế kỷ XIX, ở Hoa Kỳ, thị trường phái sinh trên nông phẩm được hình thành. Sau đó, tài sản cơ sở mở rộng, không chỉ là nông phẩm. Năm 1948, Hội đồng mậu dịch kỳ hạn ra đời tại Chicago – Hoa Kỳ. Theo sau đó, trung tâm giao dịch mua bán nông phẩm kỳ hạn cũng hình thành, tạo tiền đề cho các hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về giá nông phẩm do thời tiết, khí hậu.

Hàng hóa giao dịch thời kỳ này là ngũ cốc, lúa mì, bắp, đậu. Về sau có thêm gia súc, trứng, thực phẩm và nước trái cây ướp lạnh. Phổ biến trong thời kỳ này là các hợp đồng kỳ hạn về nông phẩm. Để khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không được chuẩn hóa và khó bán lại cho bên thứ ba, hợp đồng tương lai đã ra đời.

Những năm 1980, chứng khoán phái sinh đạt cột mốc thứ 2 khi các sản phẩm phái sinh mở rộng trên tài sản tài chính như cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý, năng lượng. Đồng thời, công nghệ được hiện đại hóa, việc kết nối thị trường đã vượt ra khỏi các rào cản về địa lý.

Ngày nay, thị trường phái sinh toàn cầu rất phát triển, với các sàn giao dịch lớn như:

– Chicago Mercantile Exchange (CME): Nơi giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn.

– Intercontinental Exchange (ICE): Giao dịch hàng hóa và năng lượng.

– Eurex: Một trong những sàn giao dịch phái sinh lớn ở châu Âu.