Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Sông Volga là con sông lớn và là nguồn cấp nước chính cho biển Caspi. Ngoài ra, biển Caspi không nối liền tự nhiên với bất kỳ biển hay đại dương nào khác.
Biển Caspi hiện đang nằm giữa châu Á và châu Âu. Trước đây, hồ nằm trong Liên Bang Xô-Viết. Tuy nhiên, hiện nó đang được bao quanh bởi 5 quốc gia khác nhau là Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Hồ có độ sâu trung bình 184 m, độ sâu tối đa lên đến hơn 1 km.
Vì hồ có diện tích quá rộng và nước có vị mặn, nhiều người đã lầm tưởng đây là biển. Tuy nhiên, Biển Caspi là hồ nước mặn duy nhất trong danh sách 5 hồ lớn nhất thế giới. Nồng độ muối trong nước hồ đạt khoảng 1,2%, bằng 1/3 nồng độ muối trung bình của nước biển.
Năm 1948, Liên Xô từng cho xây dựng dự án kênh đào Volga-don, giúp nối liền biển Caspi với biển Azov và biển Đen. Tàu, thuyền có tải trọng dưới 5.000 tấn có thể đi lại trên con kênh này.
Cà phê Việt Nam được nhiều khách quốc tế tò mò muốn thử, tại một hội chợ quốc tế diễn ra ở Trung Quốc - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu gần 894.000 tấn cà phê chỉ trong nửa năm đầu năm 2024. Tuy sản lượng giảm nhưng giá cà phê xuất khẩu trung bình tăng hơn 3.500 USD/tấn, nên kim ngạch 6 tháng năm 2024 rất tươi sáng.
Ngày 17-7, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam. Ông Hải thông tin Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu, sau Brazil và ngày càng được thế giới biết đến, công nhận.
"Trong 80 thị trường mua cà phê Việt Nam, có 37 thị trường xuất khẩu tăng mua cà phê Việt. Hiện nay dẫn đầu là thị trường Đức, tiếp đến là Ý và thứ 3 là Nhật Bản. Các quốc gia này nhập khẩu cà phê Việt Nam số lượng lớn, ổn định, thậm chí tăng thêm qua các năm", ông Hải thông tin.
Lý giải vì sao Đức lại nhập khẩu cà phê Việt lớn nhất trong năm 2024, trong khi những năm trước Ý là thị trường chính nhập khẩu cà phê Việt, ông Hải cho rằng ở Đức có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới.
Ông Hải cho biết: "Đức còn là quốc gia cung ứng cà phê cho các nhà rang xay lớn trên toàn cầu. Chẳng hạn Tập đoàn Neumann, tập đoàn xử lý, chế biến sàng lọc cà phê từ Việt Nam. Ý cũng có nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Lavazza, là nhà rang xay cà phê xếp hạng thứ bảy trên thế giới.
Tuy nhiên Đức rất rộng lớn, cả Đông Đức và Tây Đức, cộng với mạng lưới các tập đoàn kinh doanh cà phê ở Đức phát triển nhanh, rộng trong 1-2 năm gần đây, kéo theo cà phê Việt được thu hút về đây lớn nhất".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hoài (doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại TP.HCM) nhìn nhận trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam, có những quốc gia vốn là cường quốc cà phê thế giới hiện đang tăng nhập khẩu cà phê Việt.
"Chứng tỏ cà phê Việt Nam ngày càng được thế giới yêu thích. Chẳng hạn như Ý, quốc gia xếp hạng nhất về tiêu thụ và "sành" cà phê, quê hương của những ly cà phê làm say đắm toàn cầu như Espresso, Cappuchino,… cũng tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam. Nên cà phê Việt ngày một nâng cao vị thế, được thế giới mê đắm là điều dễ hiểu", ông Hoài dẫn chứng.
Được biết nửa năm 2024, Đức là nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam, đạt 383 triệu USD (tăng 37% so với cùng kỳ năm 2023), tiếp đến là Ý đạt 276 triệu USD, thứ ba là Nhật Bản đạt 238 triệu USD.
Ngoài ra, nằm trong nhóm thị trường xuất khẩu cà phê Việt có kim ngạch 100 triệu USD còn có các thị trường như: Tây Ban Nha, Nga, Mỹ, Indonesia, Philippines, Hà Lan, Trung Quốc.
Hungary là thị trường xuất khẩu cà phê Việt có giá trung bình cao nhất
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, về các thị trường nửa đầu năm 2024, Hungary là thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có giá trung bình cao nhất, đạt hơn 6.800 USD/tấn. Tiếp theo là Israel với 6.099 USD/tấn.
Còn ở mức 5.000 USD/tấn, Ba Lan là thị trường đi đầu ở khung giá này, cụ thể là 5.586 USD/tấn; đi sau là Lào với 5.314 USD/tấn.
Ở mức 4.000 USD có Singapore đạt giá trung bình 4.909 USD/tấn, Myanmar là 4.856 USD/tấn, Romania là 4.230 USD/tấn, New Zealand là 4.189 USD/tấn, Philippines là 4.107 USD/tấn, Nam Phi là 4.087 USD/tấn, Malaysia là 4.029 USD/tấn.
Biển Caspi hiện đang là hồ nước rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 371.000 km2, rộng hơn cả đất nước Việt Nam với diện tích là 331.210 km2. Mặc dù trong tên gọi của hồ có xuất hiện từ "biển", nhưng thực chất biển Caspi không đổ vào đại dương.