Lương Làm Thêm Giờ Theo Luật Lao Động

Lương Làm Thêm Giờ Theo Luật Lao Động

Quy định về làm thêm giờ là một vấn đề quan trọng trong luật lao động, có tác động lớn đến quyền lợi của người lao động. Hiểu rõ những quy định này giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần tạo nên môi trường làm việc công bằng. Trong bài viết này, hãy cùng AZTAX tìm hiểu về quy định của pháp luật về thêm giờ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Quy định về làm thêm giờ là một vấn đề quan trọng trong luật lao động, có tác động lớn đến quyền lợi của người lao động. Hiểu rõ những quy định này giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần tạo nên môi trường làm việc công bằng. Trong bài viết này, hãy cùng AZTAX tìm hiểu về quy định của pháp luật về thêm giờ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Lao động trẻ em có được làm thêm giờ không?

Theo Điều 146 của Bộ Luật Lao động 2019, quy định về thời gian làm việc cho người chưa thành niên được quy định như sau:

Do đó, lao động dưới 15 tuổi hoàn toàn không được làm thêm giờ, trong khi lao động từ 15 đến dưới 18 tuổi có thể làm thêm giờ trong các lĩnh vực được quy định.

Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?

Người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động là người khuyết tật nhẹ có khả năng lao động suy giảm từ 51% trở lên, cũng như người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc trong môi trường công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người lao động đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và đồng ý với việc làm thêm giờ, thì có thể xem xét trường hợp đó.

Quy định về cách tính tiền lương làm thêm giờ

Hiện tại, cách tính lương làm thêm giờ cho những ca làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ và ngày lễ được thực hiện như sau:

Đối với người lao động hưởng theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x Mức 150%, 200%, 300% x Số giờ làm thêm.

Đối với người lao động hưởng theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Mức 150%, 200%, 300% x Số sản phẩm làm thêm.

Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thi được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần

Đối với người lao động hưởng theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Tiền lương giờ bình thường x Mức 150%, 200%, 300% + Tiền lương giờ bình thường x Ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ ban ngày x Số giờ làm thêm ban đêm.

Đối với người lao động hưởng theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Đơn giá sản phẩm ngày thường x Mức 150%, 200%, 300% + Đơn giá sản phẩm ngày thường x Ít nhất 30% + 20% x Đơn giá sản phẩm ban ngày x Số sản phẩm làm thêm ban đêm.

Theo quy định tại khoản 3 ĐIều 95 Luật Lao động 2019 vào mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)

Xem thêm: Quy định mới về cách tính lương ca đêm 12 tiếng

Quy định về thời gian làm thêm giờ

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 107 Luật Lao động 2019 và Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian làm thêm tối đa trong một ngày được quy định như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 107 Luật Lao động 2019, số giờ làm thêm tối đa trong 01 tháng là 40 giờ/tháng

Lưu ý: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ đến 60 giờ/tháng nếu có sự đồng ý của người lao động.

Theo Điểm c Điều 107 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ được làm thêm tối đa 200 giờ/năm. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề đặc biệt, thời gian này có thể lên đến 300 giờ/năm, bao gồm:

Ngoài ra, người lao động cũng có thể làm thêm từ 200 đến 300 giờ/năm trong các trường hợp:

Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra quy định chung về thời gian làm thêm giờ mà không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.

Do đó, có thể hiểu rằng thời gian làm thêm giờ vào ban đêm cũng sẽ được áp dụng tương tự như thời gian làm thêm giờ trong ban ngày. Theo quy định, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau (theo Điều 106 của Bộ luật Lao động 2019).

Căn cứ khoản 4 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Người lao động có thể làm thêm vào các ngày lễ, tết, tuy nhiên tổng số giờ làm thêm không được vượt quá 12 giờ/ ngày

Cách tính lương làm thêm giờ cho người lao động

Theo Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc khoán:

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

Số sản phẩm/khối lượng làm thêm

a) Tiền lương giờ thực trả không tính lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm vào ban đêm;

b) Mức ít nhất bằng 150% áp dụng với làm thêm vào ngày thường;

c) Mức ít nhất bằng 200% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

d) Mức ít nhất bằng 300% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

Ngoài ra, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương và phụ cấp làm đêm (thêm ít nhất 30%), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày.

Làm thêm giờ vừa có lợi lại vừa có hại. Lợi khi người sử dụng lao động muốn hoàn thành công việc và người lao động muốn tăng thêm thu nhập. Hại khi người lao động phải hao phí sức lao động nhiều hơn. Vì vậy, đặt ra tiền lương làm thêm giờ nhằm bù đắp những tổn hại sức khỏe cho người lao động và hạn chế việc lạm dụng bóc lột sức lao động của người lao động.

Nếu công ty ép người lao động làm thêm giờ khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì có bị xử phạt không?

Căn cứ theo Điều 18 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu một công ty buộc người lao động phải làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của họ người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Hình phạt này áp dụng cho việc huy động lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng thuận, trừ những trường hợp cụ thể đã được quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, AZTAX đã điểm qua về quy định về làm thêm giờ. Đây không chỉ là những quy định rõ ràng không chỉ giúp người lao động nhận được thù lao xứng đáng cho thời gian làm việc thêm mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì về quy định về làm thêm giờ, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ

Trong quá trình lao động sản xuất, không ít trường hợp người lao động phải làm thêm giờ. Cách tính lương làm thêm giờ cho những người lao động này thế nào?

Trong một số trường hợp nhất định, vì lợi ích của cả hai bên, việc bố trí người lao động làm thêm giờ là thích hợp.

Trả lương làm thêm giờ theo hình thức nào?

Việc xác định người lao động có làm thêm giờ hay không và người sử dụng lao động có phải trả lương làm thêm giờ hay không tùy thuộc vào từng hình thức trả lương áp dụng đối với người lao động đó. Cụ thể:

Đối với lao động hưởng lương theo thời gian thì sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Đối với lao động được hưởng lương theo sản phẩm và lương khoán thì sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm số lượng sản phẩm, khối lượng công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động ngoài định mức được giao trong giờ làm việc bình thường.

Đối với một số đối tượng đặc biệt như người lãnh đạo, người phục vụ,… người sử dụng lao động nên quy định nguyên tắc xác định làm thêm giờ cụ thể để có căn cứ thanh toán tiền lương làm thêm giờ hợp lý.