Biểu Tượng Của Đất Nước Nhật Bản Là Gì

Biểu Tượng Của Đất Nước Nhật Bản Là Gì

– Hình ảnh của những bông hoa cúc xuất hiện trong tất cả các sự kiện văn hóa của người Nhật Bản.

– Hình ảnh của những bông hoa cúc xuất hiện trong tất cả các sự kiện văn hóa của người Nhật Bản.

Kimono – quốc phục của Nhật Bản

Biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản tiếp theo sẽ là những bộ Kimono rực rỡ. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, Kimono giờ đây trở thành quốc phục truyền thống của đất nước Nhật Bản.

Theo truyền thống, Kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa…Từ kỹ thuật cắt vải thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau, người thợ may đã tạo nên một loại áo có điểm thuận lợi là dễ gập và phù hợp với mọi thời tiết, không phải lo lắng quá nhiều về hình dáng, kích thước của khách hàng.

Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại áo kimono riêng.

Lá cờ Nhật Bản với phông nền màu trắng của lá cờ đại diện cho sự thuần khiết, chính trực của phong cách sống đối với người Nhật Bản và màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình của người dân xứ sở mặt trời mọc. Ngoài ra màu trắng này còn thể hiện cho sự trang trọng đối với một lá cờ đại diện cho cả một dân tộc.

Biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu

Hình tròn màu đỏ là một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều người dễ nhận biết đó là cờ Nhật Bản. Dù là một chấm tròn đỏ đơn giản nhưng nó cũng mang những ý nghĩa to lớn đối với người Nhật và lá cờ của họ. Hình vòng tròn đỏ là hiện thân cho mặt trời và đó cũng là ý nghĩa cho tên gọi đất nước mặt trời mọc.

Hình tròn đỏ này không chỉ là một biểu tượng đơn giản là ánh mặt trời mà trong văn hóa của người Nhật thì vòng tròn đỏ này còn là hiện thân, đại diện của nữ thần Amaterasu. Đây là một vị thần mặt trời đã khai phá ra đất nước Nhật Bản theo các truyền thuyết của người bản cứ. Bà cũng là tổ tiên của những Thiên hoàng trong các câu chuyện thần thoại.

Các hình ảnh biểu tượng Nhật Bản

Hoa anh đào là một trong những biểu tượng tinh tế nhất của văn hóa Nhật Bản. Mỗi năm vào tháng 3 - tháng 4, mùa hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu, với hàng trăm nghìn cây hoa bung nở rực rỡ khắp các con phố, tạo nên một một khung cảnh nên thơ động lòng người.

Đối với người Nhật, hoa anh đào không chỉ mang đến sự tươi mới của mùa xuân, mà còn tượng trưng cho nét đẹp ngắn ngủi nhưng quý giá. Chính vì điều này mà biểu tượng hoa anh đào Nhật Bản xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học và lễ hội truyền thống.

Lễ hội Hanami, hay lễ hội thưởng ngoạn hoa anh đào, là một trong những nghi lễ nổi tiếng nhất. Vào ngày lễ này, mọi người tụ tập dưới những gốc hoa anh đào để ngắm nhìn vẻ đẹp của chúng và tận hưởng thời gian cùng gia đình và bạn bè.

Núi Phú Sĩ hùng vĩ phủ tuyết quanh năm

Với độ cao 3.776 mét, núi Phú Sĩ nằm ở tỉnh Yamanashi và Shizuoka, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến để leo núi và ngắm cảnh. Ngọn núi hùng vĩ này là một phần quan trọng trong tín ngưỡng Shinto của Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ là một trong ba ngọn núi thiêng, cùng với Kaimon và Tateyama, tượng trưng cho sự sống và sức sống vĩnh cửu. Núi Phú Sĩ còn được xem là nơi lưu trú của thần linh. Việc leo núi Phú Sĩ cũng được coi là một hành trình tâm linh, nơi mọi người có thể tìm kiếm sự yên bình giữa trời và đất.

Ngoài ra, núi Phú Sĩ cũng là một biểu tượng cho sự kiên cường và bền bỉ trong văn hóa Nhật Bản. Người Nhật cho rằng việc leo núi Phú Sĩ là một trải nghiệm quan trọng trong cuộc đời của họ.

Nhắc đến một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bộ Kimono đầy màu sắc. Kimono là trang phục truyền thống của người Nhật, đã được sử dụng trong suốt vài trăm năm. Ngày nay, người Nhật thường mặc Kimono vào các dịp quan trọng như Tết, lễ cưới, những buổi trà đạo,...

Tùy vào đối tượng người mặc, Kimono được phân thành nhiều loại khác nhau. Kimono của nam giới ít màu sắc và hoa văn hơn Kimono của nữ giới. Kiểu dáng và màu sắc của Kimono dành cho thiếu nữ sẽ khác với phụ nữ đã có gia đình. Kimono mặc thường ngày cũng không giống với Kimono mặc vào các buổi lễ, tiệc.

Cổng đền Itsukushima khi nước triều dâng cao

Còn được biết đến với tên gọi Miyajima Shrine, đền Itsukushima là một trong những biểu tượng văn hóa và tôn giáo quan trọng nhất của Nhật Bản. Nằm trên hòn đảo Itsukushima ( vịnh Hiroshima), đền Itsukushima nổi tiếng với cánh cổng Torii màu đỏ đặc trưng. Vào lúc thủy triều lên, cánh cổng này sẽ trông như đang nổi giữa mặt biển.

Người Nhật xây dựng đền trên ở vịnh Hiroshima với mong muốn bày tỏ lòng thành với thần linh, đồng thời thể hiện sự chung sống hài hòa giữa con người và tự nhiên nơi đây. Việc thăm viếng và cầu nguyện tại đền Itsukushima được xem là một trải nghiệm tâm linh quan trọng của người Nhật, giúp họ tìm kiếm sự bình an và may mắn trong cuộc sống.

Quan niệm của người Nhật về biểu tượng may mắn

Trong văn hóa Nhật Bản, Engimono là thuật ngữ chung để chỉ những vật mang lại may mắn. Theo quan niệm của họ, mỗi đồ vật đều được liên kết với nhau qua những sợi dây vô hình, từ đó tạo nên những hiệu ứng tích cực.

Từ xa xưa, người Nhật tin rằng một số đồ vật cụ thể có thể mang lại những may mắn như làm cho mùa màng bội thu, thịnh vượng trong kinh doanh hoặc sự an lành cho gia đình.

Ngày nay, vẫn còn nhiều biểu tượng may mắn được ưa chuộng. Những biểu tượng này không chỉ thu hút vận may, mà còn được sử dụng để thể hiện sự chân thành và tình cảm chia sẻ giữa mọi người với nhau. Được dịp du lịch Nhật Bản, bạn hãy nhớ tranh thủ mua một vài vật dụng có ý nghĩa làm quà tặng người thân, bạn bè nhé.

Sakura – Hoa anh đào Nhật Bản

Cũng giống như hoa sen là quốc hoa của Việt Nam thì ở Nhật Bản, Sakura được xem là quốc hoa, là một trong những biểu tượng lưu giữ quốc hồn quốc túy của văn hóa Nhật  Bản.

Hoa anh đào được trồng ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, từ các công viên đến ven sông, ven bờ kênh, trong sân vườn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sắc hồng rực rỡ, đặc biệt vào mỗi độ xuân về

Hoa anh đào vô cùng khác lạ, bởi loài hoa ấy cho tới khi rơi xuống, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủi nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt khi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rỡ.

Hình ảnh cánh hoa anh đào lìa cành được người Nhật Bản liên tưởng tới cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm võ sĩ đạo”

Nhật Bản là điểm đến ao ước của rất nhiều du khách bởi văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và những cảnh đẹp tuyệt vời hiếm nơi nào có được. Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ đến đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh  đào hay quốc phục kimono… – những biểu tượng làm nên đất nước Nhật Bản. Mỗi biểu tượng Nhật Bản lại có trong mình những nét đẹp và ý nghĩa rất riêng. Cùngn chúng tôi tìm hiểu về các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản nhé.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản là ngọn núi linh thiêng, cao chừng 3776m so với mực nước biển và là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Nhắc đến Nhật Bản không ai là không biết đến hình ảnh núi Phú Sĩ hùng vỹ.

Ngọn núi có hình dáng tam giác cân trông giống như chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật, được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay.

Đến mùa đông ở ngọn núi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng thời khắc đẹp nhất khi những tia nắng mặt trời soi, chiếu xuống núi tuyết lúc này trông ngọn núi như một “viên kim cương khổng lồ” lấp lánh khiến cho ngọn núi càng có vẻ đẹp bí ẩn và quyến rũ hơn bao giờ hết.